Hotline: 0888873366

Các nguyên tắc thiết kế chính của một hệ thống ELV là Giao tiếp mở và Dữ liệu mở. Một thiết kế ELV chỉ sử dụng một mạng duy nhất để kết nối tất cả các hệ thống với nhau. Đường mạng này được cài đặt bởi một nhà thầu có giấy chứng nhận và sử dụng các thiết bị công nghiệp tiêu chuẩn. Việc này giúp loại bỏ chi phí của việc sử dụng các mạng riêng biệt được cài đặt bởi các nhà thầu khác nhau. Một nhà thầu ELV sẽ trở thành điểm quản lý và xử lý duy nhất cho tất cả các hệ thống quản lý mạng, kết nối, an ninh và cung cấp các máy chủ hoặc máy chủ ảo, giúp cho việc quản trị hệ thống của chủ đầu tư trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Hệ thống điện nhẹ còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage System) là tổ hợp của các hệ thống và thiết bị công nghệ cao, được phát triển và nâng cấp theo mục đích, công năng và sự tiện ích cho người sử dụng. Hệ thống điện nhẹ chiếm tỉ trọng không quá lớn (10-20% giá trị dự án), nhưng lại có thể quyết định đẳng cấp chất lượng của một công trình. Một công trình xây dựng được chia ra thành hai phần là phần xây dựng và phần cơ điện (M&E). Phần cơ điện gồm rất nhiều các hệ thống liên quan với nhau để tạo thành một khối hoạt động hoàn chỉnh cho công trình. Một trong các hệ thống quan trọng đó chính là hệ thống điện nhẹ.Các nguyên tắc thiết kế chính của một hệ thống ELV là Giao tiếp mở và Dữ liệu mở. Một thiết kế ELV chỉ sử dụng một mạng duy nhất để kết nối tất cả các hệ thống với nhau. Đường mạng này được cài đặt bởi một nhà thầu có giấy chứng nhận và sử dụng các thiết bị công nghiệp tiêu chuẩn. Việc này giúp loại bỏ chi phí của việc sử dụng các mạng riêng biệt được cài đặt bởi các nhà thầu khác nhau. Một nhà thầu ELV sẽ trở thành điểm quản lý và xử lý duy nhất cho tất cả các hệ thống quản lý mạng, kết nối, an ninh và cung cấp các máy chủ hoặc máy chủ ảo, giúp cho việc quản trị hệ thống của chủ đầu tư trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, công năng của công trình, một hệ thống điện nhẹ có thể bao gồm các hệ thống sau:

– Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS/BAS – Building Management System/Building Automation System): Dùng trong tích hợp các hệ thống kỹ thuật và tự động hóa quản lý hoạt động của công trình.

– Hệ thống tổng đài (PABX): Duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài. Gồm hệ thống tổng đài (PBX) và các điện thoại (Telephone).

– Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và đường trục (Backbone)

– Hệ thống camera giám sát (CCTV): Dùng trong ứng dụng quan sát hay giám sát an ninh cho công trình.

– Hệ thống âm thanh công cộng (PA) và cảnh báo sớm (EWIS): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng có chức năng truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong công trình. Ngoài ra, hệ thống này con có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.

– Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control): Hệ thống quản lý ra vào trong công trình, quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy.

– Hệ thống báo cháy (Fire Alarm): Hệ thống phát hiện và cảnh cáo cháy trong công trình. Đôi khi hệ thống này được tích hợp thêm hệ thống Firemen Intercom.

– Hệ thống Intrusion: Hệ thống chống trộm, chống đột nhập trong các công trình.

– Hệ thống Car Parking: Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự động.

– Hệ thống Intercom: Hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe. Trong các bệnh viện thường sử dụng một loại hệ thống Intercom đặc biệt gọi là Nurse call.

– Hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và Internet (MATV, CATV, IPTV): Hệ thống truyền hình có thể sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.

– Hệ thống Lighting Control: Tự động hóa giám sát & điều khiển hệ thống chiếu sáng công trình.

– Hệ thống AV (Audio video Visual): Hệ thống tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu…

– Hệ thống đăng ký xếp hàng (Queue system): Thường được ứng dụng trong bệnh viện, ngân hàng.

– Hệ thống Hội nghị truyền hình (Teleconferencing)

– Hệ thống âm thanh hội nghị và hội thảo: Bao gồm hệ thống hội thảo, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị, các trung tâm hội nghị quốc tế.

– Hệ thống Master Clock: Hệ thống đồng hồ trung tâm, dùng để đồng bộ thời gian tất cả các đồng hồ con cũng như tất cả các hệ thống trong công trình theo một nguồn thời gian chính xác. Thường ứng dụng trong trung tâm thể thao, sân vận động, sân bay, bến cảng, bệnh viện, trụ sở cơ quan, trường học…

– Hệ thống MPDP: Hệ thống hiển thị màn hình ghép.

– Hệ thống camera giám sát giao thông: Ứng dụng cho giám sát tình trạng tại các nút giao thông, tình trạng hệ thống đèn điều khiển giao thông, các ứng dụng kiểm soát tốc độ hay các trường hợp vi phạm giao thông.

– Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện. Được ứng dụng tại các sân bay hay nhà ga xe điện ngầm…

– Hệ thống nhà ở thông minh (Smart Home): Tổng thể các giải pháp như hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống cảnh báo an ninh, hệ thống giám sát môi trường, hệ thống giải trí đa phương tiện và nhiều tiện ích khác… sẽ mang lại cho chủ nhân ngôi nhà sự thoải mái, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Hệ thống điện nhẹ tuy có giá trị nhỏ trong công trình, nhưng lại mang lại các lợi ích và tiện dụng rất lớn cho người sử dụng và chủ đầu tư công trình.

Tóm lại, việc cung cấp đầy đủ một hệ thống ELV sẽ tạo ra một cơ sở hiện đại, tiện nghi cho cả tòa nhà, giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.

Dịch Vụ Cấp Phép Phòng Cháy Chữa Cháy