CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Tại đây bạn có thể tham khảo các câu trả lời cho những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất:

PCCC, Tiêu chuẩn thiết kế

NFPA là cụm từ viết tắt tiếng Anh của National Fire Protection Association. Đây là hiệp hội PCCC Quốc gia Hoa Kỳ, được thành lập để đưa ra những tiêu chuẩn về sản xuất là lắp đặt thiết bị PCCC với đầy đủ các quy chuẩn về độ an toàn, tính chính xác để bảo vệ con người, nhằm giảm các tổn thất về người và của. Tiêu chuẩn NFPA của Hòa Kỳ được thành lập 1896 và đến nay đã có hơn 65.000 thành viên trên khắp thế giới tham gia vào chương trình này. NFPA là một tổ chức phi lợi nhuận và được tạo ra để cung cấp thông tin an toàn, đạo tạo kiến thức về pccc cho nhân viên cứu hỏa và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lắp đặt, sử dụng hệ thống báo cháy.

Tiêu chuẩn NFPA là gì?

Tiêu chuẩn NFPA là các tiêu chuẩn về pccc nói chung, hiện tổ chức này có đến 380 quy chuẩn và tiêu chuẩn, được thiết kế để giảm thiểu rủi ro từ những tác động do cháy nổ. National Fire Protection Association đã thiết lập các tiêu chuẩn cho việc xây dựng, xử lý, thiết kế, dịch vụ, và lắp đặt tại Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác.

Hiện nay NFPA có sự tham gia đa dạng của nhiều thành viên và các tổ chức khác nhau như: đại diện một số sở cứu hỏa; các công ty bảo hiểm chữa cháy; các hiệp hội sản xuất thiết bị báo cháy, phòng cháy chữa cháy; một số tổ chức công đoàn, nhiều hiệp hội thương mại và các hiệp hội kỹ thuật…

Các tiêu chuẩn này được xét duyệt bởi hơn 200 ủy ban phát triển quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn cao và có hơn 6.000 vị trí tình nguyện tham gia vào việc xây dựng hệ thống quy chuẩn của NFPA. Các chuyên gia gạo cội am hiểu câu về thiết bị báo cháy và PCCC đã nghiên cứu kỹ về thiết kế, kỹ thuật lắp đặt, tiêu chuẩn về sản phẩm để đưa ra những quy chuẩn tốt nhất dựa trên sự đồng thuận của các thành viên trong tổ chức.

Một số tiêu chuẩn NFPA được sử dụng rộng rãi nhất

Có hơn 380 quy chuẩn và tiêu chuẩn được tổ chức này đưa ra, nhưng sử dụng rộng rãi và được nhiều người biết đến nhất là các tiêu chuẩn sau:

NFPA 1: Quy chuẩn về chữa cháy (Các yêu cầu về thiết lập một mức độ hợp lý về an toàn cháy và bảo vệ tài sản trong các tòa nhà mới và hiện có)

Link NFPA 1 – 2018 GroupEgpet
Link NFPA 1 – 2018 Handbook

NFPA 13: Tiêu chuẩn lắp đặt và sử dụng hệ thống báo cháy Sprinkler

Link NFPA 13 – 2019 Std, Install Sprinkler Systems
Link NFPA 13 – 2016 Handbook

NFPA 54: Quy chuẩn Quốc gia về khí nhiên liện (Tiêu chuẩn an toàn cho việc lắp đặt khí nhiên liệu)

Link NFPA 54 – 2018 National Fuel Gas Code
Link NFPA 54 – 2015 Handbook

NFPA 70: Tiêu chuẩn quốc gia về điện (Được sử dụng và chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới về lắp đặt điện)

Link NFPA 70 – 2017 Article 610 National Electrical Code
Link NFPA 70-2017 Handbook

NFPA 85: Tiêu chuẩn nguy hiểm về Hệ thống lò đốt và lò hơi

Link NFPA 85 – 2015 Boiler and Combustion Systems Hazards Code

NFPA 101: Tiêu chuẩn an toàn cuộc sống (Thiết lập yêu cầu tối thiểu cho các tòa nhà mới và hiện có để bảo vệ cư dân khỏi lửa, khói và khí độc)

Link NFPA 101 – 2018 GroupEgpet
Link NFPA 101 – 2018 Handbook

NFPA 704: Hệ thống tiêu chuẩn về xác định các mối nguy hiểm của vật liệu cho công tác ứng cứu khẩn cấp

NFPA 704 – 2017 Identification of

Tiêu chuẩn NFPA 13 là gì?

Tiêu chuẩn NFPA 13 là tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống chữa cháy Sprinkler. Tiêu chuẩn này được tạo ra để thiết lập các tiêu về thiết bị, lắp đặt, thiết kế hệ thống, bảo dưỡng… liên quan đến hệ thống Sprinkler. Hiện tiêu chuẩn này được phát hành rộng rãi ở Việt Nam bằng tiếng Anh nên gây khó khăn cho nhiều người không am hiểu về ngoại ngữ. Do vậy một số bản dịch về tiêu chuẩn NFPA 13 tiếng Việt đã được nhiều nhà dịch thuật cho ra đời để làm rõ hơn các vấn đề về việc lắp đặt, bảo dưỡng và sử dụng hệ thống báo cháy Sprinkler.

Tiêu chuẩn này hệ thống đầy đủ mọi yêu cầu về hệ thống báo cháy Sprinkler. Các quy định, tiêu chuẩn lắp đặt và sử dụng hệ thống báo cháy Sprinkler rất đa dạng với nhiều mục lục khác nhau nên chúng tôi không thể cập nhật trong bài viết bày cho quý vị và các bạn. Hiện có rất nhiều đơn vị đang tiến hành thi công và nhận lắp đặt hệ thống báo cháy theo tiêu chuẩn NFPA 13. Quý vị có thể tìm hiểu thêm và yêu cầu dịch vụ để đảm bảo lắp đặt đúng tiêu chuẩn này. Hoặc có thể tải các bản nfpa 13 tieng viet về để nghiên cứu thêm nhé.

Fire Extinguisher là gì?

Fire Extinguisher được biết đến với tiếng việt là bình cứu hỏa, bình chữa cháy. Bình chữa cháy được biết đến là một thiết bị phòng cháy chữa cháy được sử dụng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ. Chúng chỉ dùng để dập tắt một đám cháy nhỏ, không dùng cho các đám cháy đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Thiết kế của bình chữa cháy đơn giản với hình trụ tròn, kích thước nhỏ gọn, có van áp suất và bên trong có chứa những chất có thể dập tắt được lửa.

Nguyên tắc hoạt động của bình chữa cháy khá đơn giản. Bột khô NaHCO3 chứa trong Fire Extinguisher và lượng khí đẩy được bơm sẵn trong bình. Khi có sự cố xảy ra chúng ta mở khóa van áp suất và tiến hành xịt. Bột khô NaHCO3 trong bình sẽ được phun thẳng vào các đám cháy tạo nên phản ứng sinh nhiệt, tạo thanh CO2, giảm lượng ô xi khiến đám cháy nhỏ dần và tắt đi.

STT Ký hiệu Trích yếu Tải file
1 TCVN 48-1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung
2 TCVN 176:1986 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp xác định độ bền nén
3 TCVN 177:1986 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp xác định độ khối lượng riêng
4 TCVN 178:1986 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp xác định độ hút nước, độ xốp và khối lượng thể tích
5 TCVN 179:1986 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp xác định độ chịu lửa
6 TCVN 201:1986 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp xác định độ co hay nở phụ
7 TCVN 202:1986 Vật liệu chịu lửa – Phương pháp xác định nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng
8 TCXD 215:1998 Phòng cháy chữa cháy phát hiện cháy và báo động
9 TCXD 216:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thiết bị chữa cháy
10 TCXD 217:1998 Phòng cháy chữa cháy từ vựng thuật ngữ chuyên dùng cho PCCC
11 TCXD 218:1998 Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy tự động quy định chung
12 TCVN 1769:1975 Hồi liệu kim loại đen – Yêu cầu về an toàn phòng nổ khi gia công và luyện lại do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
13 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế (Fire prevention and protection for buildings and structures – Design requirements)
14 TCVN 2693:2007 Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định điểm chớp cháy bằng thiết bị thử cốc kín Pensky-Martens (ASTM D 93–06)
15 TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn
16 TCVN 3254:1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung (Fire safety – General requirements)
17 TCVN 3255:1986 An toàn nổ – Yêu cầu chung
18 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
19 TCVN 3903:1984 Nhà trẻ, trường mẫu giáo – Tiêu chuẩn thiết kế
20 TCVN 3978:1984 Trường học phổ thông – Tiêu chuẩn thiết kế
21 TCVN 3981:1985 Trường đại học – Tiêu chuẩn thiết kế
22 TCVN 3990:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng (Lần 2)
23 TCVN 3991:1985 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng, Thuật ngữ – Định nghĩa (Standard for fire protection in building design, Terminology – definitions)
24 TCVN 3991:2012 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng – Thuật ngữ – định nghĩa
25 TCVN 4090:1985  Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế
26 TCVN 4195:1995 Đất xây dựng – Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm
27 TCVN 4207:1986 Bơm – Thuật ngữ và định nghĩa
28 TCVN 4317:1986 Kho tàng, trạm và đường ống dẫn xăng dầu – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
29 TCVN 4470:2012 Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế
30 TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
31 TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
32 TCVN 4530:1998 Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế
33 TCVN 4530:2011 Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế – 2011
34 TCVN 4604:1988 Xí nghiệp công nghiệp – Nhà sản xuất – Tiêu chuẩn thiết kế
35 TCVN 4604:2012 Xí nghiệp công nghiệp – Nhà sản xuất – Tiêu chuẩn thiết kế
36 TCVN 4606:1988 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Quy phạm thi công và nghiệm thu
37 TCVN 4710:1989 Gạch chịu lửa samôt
38 TCVN 4756:1989 Quy phạm về nối đất và nối không thiết bị điện  

39 TCVN 4878:1989 Phân loại cháy
40 TCVN 4878:2009 Phân loại cháy – (ISO 3941:2007)
41 TCVN 4879:1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn
42 TCVN 5040:1990 Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy – Yêu cầu kỹ thuật
43 TCVN 5065:1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế
44 TCVN 5066:1990 Đường ống chính dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đặt ngầm dưới đất – Yêu cầu chung về thiết kế chống ăn mòn
45 TCVN 5279:1990 Về An toàn cháy nổ, Bụi cháy – Yêu cầu chung
46 TCVN 5303:1990 An toàn cháy – Thuật ngữ và định nghĩa
47 TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế
48 TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng
49 TCVN 5507:2002 Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
51 TCVN 5684:2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu chung
52 TCVN 5687:1992 Thông gió điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế
53 TCVN 5687:2010 Thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế
54 TCVN 5736:1993 Động cơ đốt trong – Pittông nhôm – Yêu cầu kỹ thuật Động cơ
55 TCVN 5738:1993 Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kĩ thuật  (Fire detection and alarm system – Technical requirements)
56 TCVN 5738:2000 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật – Soát xét lần 1 (Automatic fire alarm system – Technical requirements)
57 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
58 TCVN 5739:1993 Về Thiết bị chữa cháy đầu nối do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
59 TCVN 5740:2009 Về Phương tiện phòng cháy chữa cháy – Vòi đẩy chữa cháy – Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su
60 TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng (Fire extinguishing system – General requirements for design, installation and use)
61 TCVN 6008:1995 Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
62 TCVN 6008:2010 Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử
63 TCVN 6034:1997 Chai chứa khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển
64 TCVN 6100:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy – Cacbon dioxit
65 TCVN 6101:1990 Thiết bị chữa cháy – hệ thống chữa cháy cacbon dioxit Thiết kế và lắp đặt (Fire protection equipment Carbon Dioxide extinguishing systems for use on premises Design and Installation)
66 TCVN 6102:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy – Bột
67 TCVN 6103:1996 Phòng cháy, chữa cháy Thuật ngữ – Khống chế khói (Fire protection – Vocabulary – Smoke control)
68 TCVN 6154:1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo – Phương pháp thử
69 TCVN 6155:1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kĩ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sữa chữa
70 TCVN 6156:1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuât an toàn về lắp đặt,sử dụng,sửa chữa – Phương pháp thử
71 TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế (Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế (High rise apartment building- Design standard)
72 TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế (Fire protection – Markets and shopping centres – Design requirements)
73 TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ-Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa
74 TCVN 6223:1996 Cửa hàng khí đốt hóa lỏng – Yêu cầu chung về an toàn
75 TCVN 6259-5:2003 Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép – Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy
76 TCVN 6259-5:2003/SĐ 2:2005 Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép – Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy – 2:2005
77 TCVN 6260:2009 Xi măng pooc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật
78 TCVN 6290:1997 Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu – Kiểm tra tại thời điểm nạp khí
79 TCVN 6292:1997 Chai chứa khí – Chai chứa bằng thép hàn có nạp lại
80 TCVN 6292:2013 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại – Áp suất thử 6 MPa và thấp hơn
81 TCVN 6294:1997 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép cacbon hàn – Kiểm tra và thử định kỳ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành (ISO 10460:1993)
82 TCVN 6295-1997 Chai chứa khí – Chai chứa khi không hàn – Tiêu chuẩn an toàn và đặc tính
83 TCVN 6304:1997 Chai chứa khí đốt hóa lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, Xếp dỡ và vận chuyển
84 TCVN 6305-1:2007 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler
85 TCVN 6305-2:2007 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, bình làm trễ và chuông nước
86 TCVN 6305-3:2007 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 3: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van ống khô
87 TCVN 6305-4:1997 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 4: Yêu cầu và phương pháp thử đối với cơ cấu mở nhanh
88 TCVN 6305-5:2009 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 5: Yêu cầu và phương pháp đối với van tràn
89 TCVN 6305-6:2013 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 6: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van một chiều
90 TCVN 6305-7:2006 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 7: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler phản ứng nhanh và ngăn chặn sớm (ESFR)
91 TCVN 6305-8:2013 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 8: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động khô tác động trước
92 TCVN 6305-9:2013 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 9: Yêu cầu và phương pháp thử đối với đầu phun sương
93 TCVN 6305-10:2013 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 10: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler trong nhà
94 TCVN 6305-11:2006 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 11: Yêu cầu và phương pháp thử đối với giá treo ống
95 TCVN 6305-12:2013 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 12: Yêu cầu và phương pháp thử đối với các chi tiết có rãnh ở đầu mút dùng cho hệ thống đường ống thép
96 TCVN 6350-10:2013 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 10: Yêu cầu và phương pháp thử đổi với Sprinkler trong nhà (ISO 6182-10:2013)
97 TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật
98 TCVN 6396-72:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 72 Thang máy chữa cháy
99 TCVN 6396-73:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 73 Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy
100 TCVN 6484:1999 Khí đốt hoá lỏng (LPG) – Xe bồn vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng
101 TCVN 6553-1:1999 Hệ thống phòng nổ – Phần 1: Phương pháp xác định chỉ số nổ của bụi cháy trong không khí (ISO 6184-1:1985)
102 TCVN 6553-2:1999 Hệ thống phòng nổ – Phần 2: Phương pháp xác định chỉ số nổ của khí cháy trong không khí (ISO 6184-2:1985)
103 TCVN 6553-3:1999 Hệ thống phòng nổ – Phần 3: Phương pháp xác định chỉ số nổ của hỗn hợp nhiên liệu với không khí trừ hỗn hợp bụi với không khí và khí cháy với không khí (ISO 6184-3:1985)
104 TCVN 6553-4:1999 Hệ thống phòng nổ – Phần 4: Phương pháp xác định hiệu quả của hệ thống triệt nổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành (ISO 6184-4:1985)
105 TCVN 6548:1999 Khí đốt hóa lỏng – Yêu cầu kĩ thuật
106 TCVN 6713:2000 Chai chứa khí – An toàn trong thao tác
107 TCVN 6874-2:2014 Chai chứa khí – Tính tương thích của vật liệu làm chai chứa và làm van với khí chứa – Phần 2: Vật liệu phi kim loại (ISO 11114-2:2013)
108 TCVN 6874-3:2013 Chai chứa khí – Tính tương thích của vật liệu làm chai và làm van với khí chứa – Phần 3: Thử độ tự bốc cháy đối với vật liệu phi kim loại trong môi trường oxy (ISO 11114-3:2010)
109 TCVN 6874-4:2013 Chai chứa khí – Tính tương thích của vật liệu làm chai và làm van với khí chứa – Phần 4: Phương pháp thử để lựa chọn vật liệu kim loại chịu được sự giòn do hydro (ISO 11114-4:2005)
110 TCVN 7026:2002 Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành (ISO 7165:1999)
111 TCVN 7026:2013 Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo
112 TCVN 7027:2013 Chữa cháy – Bình chữa cháy có bánh xe – Tính năng và cấu tạo
113 TCVN 7144-1:2008 Động cơ đốt trong kiểu Pít tông – Đặc tính – Phần 1: Công bố công suất, tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn, phương pháp thử – Yêu cầu bổ sung đối với động cơ thông dụng
114 TCVN 7144-3:2007 Động cơ đốt trong kiểu Pít tông – Đặc tính – Phần 3: Các phép đo thử
115 TCVN 7144-4:2013 Động cơ đốt trong kiểu Pít tông – Đặc tính – Phần 4: Điều khiển tốc độ
116 TCVN 7144-5:2008 Động cơ đốt trong kiểu Pít tông – Đặc tính – Phần 5: Dao động xoắn
117 TCVN 7144-6:2002 Động cơ đốt trong kiểu Pít tông – Đặc tính – Phần 6: Chống vượt tốc
118 TCVN 7161-1:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung
119 TCVN 7161-9:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227ea
120 TCVN 7161-9:2009 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227ea – 2009
121 TCVN 7161-9:2009 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100
122 TCVN 7165:2002 Chai chứa khí – Ren côn 25E để nối van vào chai chứa khí – Đặc tính kỹ thuật
123 TCVN 7278-1:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật dối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước.
124 TCVN 7278-2:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước
125 TCVN 7278-3:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước.
126 TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
127 TCVN 7388-1:2004 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn có thể nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 1: Chai bằng thép tôi và ram có độ bền kéo nhỏ hơn 1100 MPa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (ISO 9809-1:1999)
128 TCVN 7388-2:2004 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn có thể nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 2: Chai bằng thép tôi và ram có độ bền kéo lớn hơn hoặc bằng 1100 MPa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (ISO 9809-2:2000)
129 TCVN 7388-3:2004 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn có thể nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 3: Chai bằng thép thường hoá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (ISO 9809-3:2000)
130 TCVN 7388-1:2013 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 1: Chai bằng thép tôi và ram có giới hạn bền kéo nhỏ hơn 1100Mpa (ISO 9809-1:2010)
131 TCVN 7388-2:2013 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 2: Chai bằng thép tôi và ram có giới hạn bền kéo lớn hơn hoặc bằng 1100Mpa (ISO 9809-2:2010)
132 TCVN 7388-3:2013 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn nạp lại được – Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm – Phần 3: Chai bằng thép thường hóa (ISO 9809-3:2010)
133 TCVN 7435-1:2004 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy – Phần 1
134 TCVN 7435-2:2004 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy – Phần 2: kiểm tra và bảo dưỡng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (ISO 11602-2:2000)
135 TCVN 7441:2004 Hệ thống cung cấp dầu mỏ khí hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt vận hành TCVN 7444-16:2007 về Xe lăn – Phần 16: Độ bền chống cháy của các bộ phận được bọc đệm – Yêu cầu và phương pháp thử
136 TCVN 7444-16:2007 Xe lăn – Phần 16: Độ bền chống cháy của các bộ phận được bọc đệm – Yêu cầu và phương pháp thử
137 TCVN 7568-1:2006 Hệ thống báo cháy – Phần 1: Quy định chung và định nghĩa
138 TCVN 7568-2:2013 Hệ thống báo cháy – Phần 2: Trung tâm báo cháy
139 TCVN 7568-3:2010 Hệ thống báo cháy – Phần 3: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh
140 TCVN 7568-4:2013 Hệ thống báo cháy – Phần 4: Thiết bị cấp nguồn
141 TCVN 7568-5:2013 Hệ thống báo cháy – Phần 5: Đầu báo cháy kiểu điểm
142 TCVN 7568-6:2013 Hệ thống báo cháy – Phần 6: Đầu báo cháy khí Cacbon Monoxit dùng pin điện hóa
143 TCVN 7568-7:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 7: Đầu báo cháy khói kiểu điểm sử dụng ánh sáng, ánh sáng tán xạ hoặc Ion hóa
144 TCVN 7568-8:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 8: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến Cacbon Monoxit kết hợp với cảm biến nhiệt
145 TCVN 7568-9:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 9: Đám cháy thử nghiệm cho các đầu báo cháy
146 TCVN 7568-10:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 10: Đầu báo cháy lửa kiểu điểm
147 TCVN 7568-11:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 11: Hộp nút ấn báo cháy
148 TCVN 7568-12:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 12: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến cảm biến Cacbon Monoxit kết hợp với cảm biến nhiệt
149 TCVN 7568-13:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 13: Đánh giá tính thương thích của các bộ phận trong hệ thống
150 TCVN 7568-14:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 14: Thiết kế, lắp đặt , vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà
151 TCVN 7568-15:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 15: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến khói và cảm biến nhiệt
152 TCVN 8060:2009 Phương tiện chữa cháy – Vòi chữa cháy – Vòi hút bằng cao su, chất dẻo và cụm vòi (ISO 14557:2002)
153 TCVN 8531:2010 Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm – Cấp 1
154 TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
155 TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
156 TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 1 : Yêu cầu chung (ISO 834-1:1999)
157 TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 3: Chỉ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm (ISO 834-3:1994)
158 TCVN 9311-4:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 4: Yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng chịu tải (ISO 834-4:2000)
159 TCVN 9311-5:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 5: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải (ISO 834-5:2000)
160 TCVN 9311-7:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 7: Các yêu cầu riêng đối với cột (ISO 834-7:2000)
161 TCVN 9311-8:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 8 : Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải (ISO 834-8:2000)
162 TCVN 9383:2012 Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy
163 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống (BS 6651:1999)
164 TCVN 10302:2014 Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
165 TCVN 12110:2018 Phòng cháy chữa cháy-Bơm ly tâm chữa cháy Loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra

STT Ký hiệu Trích yếu Tải file
1 QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng
2 QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp
3 QCVN 03:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
4 QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
5 QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
6 QCVN 08:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia_Công trình ngầm đô thị – Phần 1: Tàu điện ngầm
7 QCVN 08:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia_Công trình ngầm đô thị – Phần 2: Gara Ô tô
8 QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chữa cháy cho nhà và công trình

STT Ký hiệu Trích yếu Tải file
1 11 TCN 18-84 Quy phạm trang bị điện – Quy định chung (trích)
2 20 TCN 25-1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
3 20 TCN 27-91 Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
4 TCN 48:1996 Phòng cháy chữa cháy.doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Bộ thương mại – Những quy định chung
5 TCN 58-1997 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại, yêu cầu an toàn trong khai thác
6 TCXD 33:1985 Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
7 TCN 217:1994 Gối cầu cao su cốt bản thép-Tiêu chuẩn chế tạo, nghiệm thu, lắp đặt

II. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXD)

STT Mã hiệu và tên tiêu chuẩn hết hiệu lực Mã hiệu và tên tiêu chuẩn hiện hành
1 TCXDVN 213:1998

Nhà và công trình dân dụng-Từ vựng-Thuật ngữ chung TCVN 9254-1:2012

Nhà và công trình dân dụng – Từ vựng-Phần 1 thuật ngữ chung
2 TCXDVN 215:1998

Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phát hiện cháy và báo động cháy TCVN 9310-3:2012

Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phát hiện cháy và báo động
3 TCXDVN 216:1998

Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thiết bị chữa cháy TCVN 9310-4:2012

Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thiết bị chữa cháy
4 TCXDVN 217:1998

Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm TCVN 9310-8:2012

Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm
5 TCXDVN 342:2005

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 1: Yêu cầu chung TCVN 9311-1:2012

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 1: Yêu cầu chung
6 TCXDVN 343:2005

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 3: ChỈ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm TCVN 9311-3:2012

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 3: ChỈ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm
7 TCXDVN 344:2005

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 4: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng chịu tải TCVN 9311-4:2012

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 4: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng chịu tải
8 TCXDVN 345:2005

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 5: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải TCVN 9311-5:2012

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 5: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải
9 TCXDVN 346:2005

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với dầm TCVN 9311-6:2012

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với dầm
10 TCXDVN 347:2005

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 7: Các yêu cầu riêng đối với cột TCVN 9311-7:2012

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 7: Các yêu cầu riêng đối với cột
11 TCXDVN 348:2005

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải TCVN 9311-8:2012

Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải
12 TCXDVN 46:2007

Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống TCVN 9385:2012

Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
13 TCXDVN 386:2007

Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa ngăn cháy TCVN 9383:2012

Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa ngăn cháy
14 TCXDVN 323:2004

Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế Hủy do không còn phù hợp
15 TCXDVN 355:2005

Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát phòng khan giả – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 9369:2012

Nhà hát – Tiêu chuẩn thiết kế
16 TCXDVN 394:2007

Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện TCVN 7447-1:2010

Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Phần 1:Nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa
17 TCXDVN 361:2006

Chợ-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9211:2012

Chợ-Tiêu chuẩn thiết kế
18 TCXD 215:1998

Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phát hiện cháy và báo động cháy
19 TCXD 217:1998

Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm
20 TCXDVN 295-2003

Vật liệu chịu lửa – Gạch kiềm tính Manhedi Spinel và Manhedi Crom dùng cho lò quay
21 TCXDVN 298-2003

Cấu kiện và các bộ phận công trình – Nhiệt trở và độ truyền nhiệt – Phương pháp tính toán
22 TCXDVN 306-2004

Nhà ở và công trình công cộng – Các thông số vi khí hậu trong phòng
23 TCXDVN 331-2004

Vật liệu xây dựng – Phương pháp thử tính không cháy
24 TCXDVN 332:2004

Vật liệu chịu lửa – Ký hiệu các đại lượng và đơn vị

Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét đường dây tải điện, yêu cầu kỹ thuật

Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông

Quy phạm chống sét và tiếp đất các công trình viễn thông

Chống sét cho các công trình xây dựng (Trích)

Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
Water supply – External networks and facilities – Design standard

Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng cấp nước và thoát nước – Mạng lưới bên ngoài – Bản vẽ thi công
System of documents for building design water supply and drainage – External networks – Working drawings

Hệ thống cấp thoát n|ớc – Quy phạm quản lý kĩ thuật
Water supply and drainage systems – Rules for technical management

Căn cứ mục IV Thông tư số : 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an về “ Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”:

Áp dụng bắt buộc đối với các dự án, công trình xây dựng quy định tại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Dự án, công trình hay hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này thuộc mọi nguồn vốn đầu tư khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy trước khi thi công.

Hướng dẩn hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy đối với dự án công trình xây dựng

Hướng dẩn Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy đối với quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Gọi tắt là thẩm duyệt về PCCC đối với dự án quy hoạch)

Hướng dẩn hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới (Thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát PCCC- Bộ Công an)

Hướng dẩn Kiểm tra thi công, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy cho công trình

Căn cứ mục XX Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an về “ Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy”

Danh mục phương tiện có yêu cầu kiểm định (phương tiện chữa cháy đường không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, các loại máy bơm dùng trong chữa cháy…)

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy cho công trình

Biên bản xác nhận điều kiện PCCC cho cở sở để hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT để kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Nghị định 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ “quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành kinh doanh có điều kiện”.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PC&CC (Theo mục XVII Thông tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công an)

Quy trình thẩm duyệt Thiết kế PCCC và cấp giấy đủ điều kiện PCCC cho công trình

Thủ tục cấp Giấy vận chuyển chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ (Theo mục VIII Thông tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công an)

Một số biểu mẫu cần thiết trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy

Tiêu đề

Thể loại

Dung lượng

 
Mẫu PC3 file word

30 KB

Tải về 
Mẫu PC5 file word

28 KB

Tải về 
Mẫu PC6 file word

55 KB

Tải về 
Mẫu PC8 file word

66 KB

Tải về 
Mẫu PC9 file word

28 KB

Tải về 
Mẫu PC11 file word

28 KB

Tải về 
Mẫu PC12 file word

28 KB

Tải về 
Mẫu PC13 file word

29 KB

Tải về 
Mẫu PC14 file word

30 KB

Tải về

(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999)

Câu hỏi:

Các văn bản, tài liệu sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp

Trả lời:

1. Nội quy PCCC
2. Kế hoạch thực hiện PCCC nội bộ công ty
3. Kế hoạch thoát hiểm mẫu
4. Các dụng cụ PCCC thường dùng
5. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
6. Hướng dẫn sử dụng vòi rồng cứu hỏa

Câu hỏi:

Phòng và chữa cháy cho nhà cao tầng

Trả lời:

I. Những đặc điểm của nhà cao tầng liên quan đến phòng cháy chữa cháy

Hiện nay, việc xây dựng nhà cao tầng là xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hoá đang phát triển nhanh ở nước ta. Tuy nhiên, đây là loại công trình với mật độ tập trung người cao và có những đặc điểm liên quan đến an toàn phòng cháy chữa cháy khác các công trình thấp tầng. Qua nghiên cứu cho thấy, nhà cao tầng có một số đặc điểm chính liên quan đến phòng cháy chữa cháy như sau:

1. Diện tích sử dụng lớn, số lượng người đông, công năng sử dụng phức tạp, tập trung nhiều chất cháy, có nhiều hệ thống thiết bị kỹ thuật, nguy cơ xảy ra cháy cao
2. Lối thoát nạn chính cho người trong nhà cao tầng là qua các cầu thang bộ đi xuống mặt đất rồi ra ngoài nhà. Vì vậy, nhà càng cao thì đường thoát nạn càng dài, thời gian thoát nạn ra khỏi nhà càng lâu, nguy cơ đám cháy đe doạ tính mạng con người càng cao
3. Tốc độ, áp lực của gió trên cao làm tăng tốc độ cháy lan và mức độ phức tạp của đám cháy. Hành lang giữa và các buồng thang bộ trong nhà cao tầng nếu không có giải pháp bảo vệ sẽ là các con đường lan truyền lửa, khói, hơi nóng, khí độc từ đám cháy lên các tầng trên và lan ra toàn nhà, đồng thời cản trở việc thoát nạn và đe doạ tính mạng những người chưa thoát kịp ra khỏi nhà.
4. Khó khăn cho việc cấp nước chữa cháy và khó khăn cho việc cứu hộ, cứu nạn cũng như việc triển khai các hoạt động chữa cháy trên các tầng cao…nhất là đối với các nhà cao tầng xây dựng ở các địa phương chưa được trang bị các xe thang chữa cháy chuyên dụng hoặc các nhà cao tầng có chiều cao vượt quá tầm với của các xe thang, hoặc không có đường bãi đủ tiêu chuẩn cho các xe thang hoạt động.
Như đã nêu trên, do đặc điểm về chiều cao, các đám cháy xảy ra trong nhà cao tầng thường diễn biến rất phức tạp, việc ứng cứu, hỗ trợ của lực lượng phòng cháy chữa cháy từ bên ngoài đối với các đám cháy nhà cao tầng là rất khó khăn dẫn tới nguy cơ thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, các nhà cao tầng phải được trang bị đầy đủ các hệ thống, thiết bị kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, đảm bảo yêu cầu tự cứu là chính với hiệu quả cao nhất khi có cháy xảy ra. Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho các nhà cao tầng phải được đề ra và thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến giai đoạn sử dụng sau này. Qua khảo sát cho thấy, việc đầu tư cho phòng cháy chữa cháy ở các nhà cao tầng làm chung cư ở nước ta hiện nay theo các mức độ sau:
– Các nhà cao tầng làm căn hộ cao cấp thuộc đầu tư nước ngoài xây dựng trong những năm gần đây thường được đầu tư về phòng cháy chữa cháy đầy đủ theo thiết kế và thiết bị phòng cháy chữa cháy của nước ngoài.
– Một số nhà cao tầng làm căn hộ cao cấp đầu tư trong nước xây dựng những năm gần đây cũng được đầu tư cho phòng cháy chữa cháy đầy đủ theo các tiêu chuẩn Việt nam và tiêu chuẩn nước ngoài.
– Đa số nhà cao tầng làm nhà ở chung cư xây dựng trước đây và một số nhà cao tầng xây dựng ở các khu đô thị mới gần đây, việc đầu tư cho phòng cháy chữa cháy chưa đầy đủ theo yêu cầu tiêu chuẩn.

II. Các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà cao tầng

Theo quy định của tiêu chuẩn, tuỳ theo quy mô, mức độ đầu tư và yêu cầu sử dụng, các nhà cao tầng phải được trang bị các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy sau:

1. Các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy
a. Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy
b. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho các trụ, họng nước
c. Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà cho các họng nước vách tường
d. Hệ thống chữa cháy tự động
e. Hệ thống Chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn
f. Hệ thống điều áp buồng thang
g. Hệ thống hút khói chủ động
h. Các hệ thống, thiết bị ngăn cháy, chống khói (cửa ngăn cháy, van ngăn cháy)
i. Các thiết bị chữa cháy, cứu hộ loại cầm tay, di động

2. Các hệ thống, thiết bị khác có liên quan đến phòng cháy chữa cháy
a. Máy phát điện dự phòng
b. Thang máy cho lực lượng chữa cháy
c. Hệ thống phát hiện khí gas
d. Hệ thống hút khí gas
e. Hệ thống cung cấp nước
f. Hệ thống điều khiển thông gió và điều hoà không khí
g. Hệ thống nghe, nhìn phục vụ quản lý và bảo vệ toà nhà
h. Hệ thống, thiết bị cung cấp và sử dụng điện
i. Hệ thống chống sét, tiếp đất
k. Hệ thống thông tin liên lạc

3. Những thiếu sót, sai phạm về chất lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy
Nhưđã nêu trên, chất lượng của thiết kế và thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà cao tầng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy của công trình. Qua kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy ở một số nhà cao tầng cho thấy còn nhiều thiếu sót, sai phạm liên quan tới chất lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy, cụ thể là:
– Không thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động như quy định của tiêu chuẩn
– Không thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động như quy định của tiêu chuẩn
– Không có bể dự trữ nước cho chữa cháy, hoặc có nhưng chung với bể nước sinh hoạt và không đủ dung tích dự trữ như quy định của tiêu chuẩn. Nguồn nước cấp vào bể yếu, không đảm bảo phục hồi đủ nước chữa cháy trong thời gian 24 giờ.
– Không có trạm bơm chữa cháy cố định (chỉ có một máy bơm xăng di động), không trang bị đầy đủ các trang bị phương tiện chữa cháy, cứu hộ cần thiết.
– Có bơm chữa cháy nhưng không đảm bảo lưu lượng, áp lực để chữa cháy ở các tầng cao. Một số công trình thiết kế cấp nước chữa cháy theo kiểu tự chảy từ bể nước trên mái, như vậy không đảm bảo lưu lượng và áp lực chữa cháy, nhất là cho các tầng trên cùng.
– Bố trí các họng nước chữa cháy không đảm bảo yêu cầu mỗi điểm cháy phải có 2 họng cùng phun đến…
– Chỉ có một buồng thang thoát nạn, nhưng buồng thang hở, không đảm bảo yêu cầu chống cháy, chống khói hoặc có thiết kế buồng thang kín nhưng không có hệ thống điều áp buồng thang, hoặc có nhưng áp lực yếu không đảm bảo yêu cầu chống tụ khói trong buồng thang.
– Không có hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn.
– Chỉ có một nguồn điện cho máy bơm chữa cháy, không có nguồn điện dự phòng hoặc máy phát điện dự phòng.
– Cửa ngăn cháy không đảm bảo về giới hạn chịu lửa theo tiêu chuẩn.
– Chất lượng các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo yêu cầu như: hệ thống báo cháy hay báo giả hoặc không hoạt động sau một thời gian sử dụng; đường ống cấp nước chữa cháy bị rò rỉ, không duy trì được áp lực chữa cháy theo yêu cầu; máy bơm chữa cháy (chủ yếu là bơm xăng) hay bị hư hỏng, trục trặc; hệ thống đèn chiếu sáng sự cố thường bị hỏng ác quy sau một thời gian hoạt động.v.v.

4. Một số kiến nghị về công tác kiểm định chất lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy sở dĩ còn tình trạng sai sót, kém chất lượng nêu trên đối với các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy trong các nhà cao tầng, theo chúng tôi có nhiều nguyên nhân như: do điều kiện hạn hẹp về vốn đầu tư, do trình độ năng lực thiết kế, thi công và do chất lượng các thiết bị, vật tư v.v thì còn có có nguyên nhân thuộc về công tác kiểm định chất lượng xây dựng như:
– Còn thiếu nhiều tiêu chuẩn về chất lượng kỹ thuật các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy phục vụ cho công tác kiểm định cũng như các văn bản pháp quy về chế độ kiểm định và cơ quan kiểm định chất lượng hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
– Chưa có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan kiểm định xây dựng và kiểm định phòng cháy chữa cháy, cũng như giữa cơ quan, tổ chức kiểm định và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng
– Còn thiếu các cơ quan, tổ chức kiểm định có đầy đủ trang thiết bị để kiểm định chất lượng các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Nhiều công trình vẫn phải dựa vào các chứng chỉ kiểm định của các tổ chức kiểm định nước ngoài.
Để đảm bảo các điều kiện toàn phòng cháy chữa cháy cho các cơ sở, công trình, thực hiện Luật phòng cháy chữa cháy và Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy “cũng như các quy định của Luật Xây dựng mới ban hành, chúng tôi đề xuất một số giải pháp đối với công tác kiểm định chất lượng hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy đối với các công trình xây dựng nói chung, đối với nhà cao tầng nói riêng như sau:
+ Kiểm định chất lượng hệ thống phòng cháy chữa cháy phải gắn liền với công tác quản lý chất lượng xây dựng và quản lý phòng cháy chữa cháy trong xây dựng, cụ thể là công tác thẩm định phê duyệt thiết kế, kiểm tra thi công, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
+ Có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan kiểm định xây dựng và kiểm định phòng cháy chữa cháy, cũng như giữa cơ quan, tổ chức kiểm định và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng, quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.
+ Xây dựng mạng lưới các cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng xây dựng, kiểm định phòng cháy chữa cháy hoạt động có hiệu quả trên toàn quốc. Đầu tư xây dựng các cơ quan kiểm định phòng cháy chữa cháy có đủ trình độ, năng lực kiểm định đối với tất cả các hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy tiên tiến, hiện đại theo các tiêu chuẩn quốc tế đang được sử dụng ngày càng nhiều ở Việt Nam
+ Nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng kỹ thuật các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy phục vụ cho công tác kiểm định cũng như các văn bản pháp quy về chế độ kiểm định và cơ quan kiểm định chất lượng hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
+ Đối với nhà cao tầng nói chung, chung cư cao tầng nói riêng là loại công trình đòi hỏi phải có nhiều hệ thống, thiết bị kỹ thuật, trong đó không thể thiếu các hệ thống, thiết bị PCCC để đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của những người sống và làm việc trong công trình.
+ Cần có tiêu chuẩn định mức trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy tuỳ theo quy mô, số tầng và yêu cầu sử dụng, có quy định chặt chẽ về quản lý chất lượng thiết kế, thi công và kiểm tra, chạy thử, nghiệm thu các hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng, trong đó việc kiểm định chất lượng các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy là yêu cầu bắt buộc.

III. Tổ chức thực hiện kiểm định thiết bị phòng cháy chữa cháy

1.Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy” đã quy định:
a) Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
+ Phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam;
b) Phương tiện chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
c) Phương tiện chữa cháy hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
d) Bộ Công an quy định định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 Điều 50 của Luật Phòng cháy và chữa cháy (trích điều 39 Nghị định 35/2003/NĐ-CP).
2. Trong Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an “Hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ” nêu trên đã hướng dẫn việc kiểm định phương tiện, thiết bị PCCC như sau:
a. Nội dung kiểm định:
+ Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
+ Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
b. Phương thức kiểm định:
+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
+ Kiểm tra chủng loại, mẫu mã;
+ Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất;đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định mẫu không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp số lượng phương tiện cần kiểm định dưới 10 thì kiểmđịnh toàn bộ;
+ Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC20
+ Cấp “Giấy chứng nhận kiểm định” theo mẫu PC21 hoặc dán tem, đóng dấu kiểm định theo mẫu PC 22.
c. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
– Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:
+ Đơn đề nghị kiểm định của chủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC 23;
+ Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
+ Chứng nhận chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Hồsơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.
+ Chủ phương tiện chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

(Nguồn tin: Báo cáo tại Hội thảo “Kiểm định chất lượng nhà chung cư cao tầng”)

Chữa cháy - Báo cháy

Câu hỏi:

Kính chào Thidaco. Tôi công tác tại Điện lực Củ Chi, tôi nhờ Thidaco, hỗ trợ và tư vấn cho tôi 2 vấn đề sau:
1/ Đối với các đầu báo cháy tự động (báo khói, nhiệt) sử dụng bao lâu thì thay mới.
2/Quý công ty có catalog Mircom FA-1008 và
SystemSensor 400series cho mình xin tài liệu liên quan.
Xin cảm ơn

Trả lời:

1/ Đối với các đầu báo cháy tự động (báo khói, nhiệt) sử dụng tốt nhất không quá 5 năm, trong thời gian sử dụng bạn phải thường xuyên kiểm tra bảo trì các thiết bị, khoản 3 tháng lau chùi hút bụi để thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động tốt
2/ Bạn tải file dưới đây:
Mircom FA-1008
SystemSensor 400series
Cảm ơn bạn quan tâm.
Ps. Công ty chúng tôi hiện đang bảo trì các thiết bị PCCC cho Cty điệnlực Tp.HCM các trạm điện lực TP.HCM, điện lực Phú Thọ, Phú Mỹ…..

Câu hỏi:

Kính chào công ty. Tôi đang công tác tại công ty TNHH tư vấn thiêt kế và xây dựng pccc HN. Chúng tôi đang nhận 1 dự an bảo trì và nâng cấp hệ thống phòng cháy sử dụng NFS-3030 (mỹ). Tôi đang cần tìm hiểu thiết bị trên quý công ty cho tôi xin tài liệu liên quan.

Trả lời:

Tài liệu của bạn ở đây: NFS-3030.pdf

Câu hỏi:

Xin tư vấn nên dùng đầu báo cháy loại nào là hiệu quả và kinh tế nhất trong kho than có rất nhiều bụi?. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Bạn nên sử dụng đầu báo nhiệt, giá thành cũng rẻ, yên tâm không báo giả.

Camera chống trộm

Câu hỏi:

Mình có bộ networx 4x nhưng không biết lắp đặt. anh chị có thể hướng dẩn giúp mình với. rất cảm ơn!

Trả lời:

Phần hướng dẫn truy nhập ‘phần mở đầu’ ; truy nhập vào vùng điểm ; cho và chọn lập trình chức năng mới ở đầu bài viếtnày là những bước cốt-lõi mà mỗi lần cần lập trình lại một lệnh nào bạn cũng phải thao tác tuần-tự như vậy, do vậy bạn nhớ chú-ý các lệnh này.

* Remarks : bạn đang dùng keypad loại có màn hình tinh thể lỏng LCD đểhiện số hay bạn đang dùng Keypad dạng standard là chỉ có các đèn LEDchớp tắt ; hiển-thị các tình trạng hoạt động qua cách chớp các Ledtrên. ( Phần hướng dẫn cách đọc mã binary của các đèn Led trên Keypadđể hiểu tình trạng của hệ-thống hoặc hiểu hệ thống có chấp nhận các sốbạn ấn-phím lúc bạn đang lập trình hay không ? bạn gởi email yêu cầu,T-M sẽ gởi chỉ dẫn qua
Truy nhập vào Phần Mở-đầu của lập trình : (Program Mode)

Trước tiên ,hệ thống NX phải đang ở trạng thái tĩnh Disarm (standby) ,chức năng lập trình sẽ kích hoạt còi hú báo-động ngay nếu hệ-thống đangở ARMED mà nhập các mã lập trình vào bàn phím (Keypad).

Để vào Program Mode ấn các phím [*]-[8] ( cách viết này hiểu là ấn phímsao * xong tiếp tục ấn phím số 8 ).Lúc này ,5 đèn Led sẽ chớp-tắt gồmcó (Stay-Chime-Exit-Bypass và Cancel ) báo hiệu đã vào đúng phần lập-trình ( nếu không ,phải ngưng lại xem có sai sót ở điểm nào ?).
Tiếp-tục ,ấn Mật-mã lập-trình của hệ-thống gồm 4 số ( tương-tự như mật-mã để tắt-mở hệ-thống ,khi bàn giao đơn-vị cung cấp thiết-bị cóthông báo cho chủ công trình mật-mã-số lập-trình này . Trường hợp khôngthể vào phần lập trình do không biết mật-mã là bốn số nào ; liên hệ với “tmvietnam@yahoo.com” chúng tôi sẽ trợ giúp.
Khi ấn đúng mật-mã lập-trình,bạn sẽ thấy : đèn Led Service sẽ chớp-tắt ,còn 5 Led vửa rồi sẽ sáng mờ đều như nhau .
Chọn cài-đặt cho bản mạch chính của NetworX ,ấn phím [0]-[#] ; đây làmodule NX mặc định của nhà sản-xuất các hệ-thống đều dùng số 0 và dấu #.
Truy nhập vào vùng-điểm cần lập-trình : ( Program a location )

Location ,là vùng địa điểm xác định của hệ thống hiện cần lập-trình,khi chọn vào phải chính xác không được sai các con số chỉ vùng LOC dẫndến lập trình thất-bại sẽ gây ra khó-khăn vì nhiều lúc không còn nhớ đãvào vùng-điểm nào .

Khi đã nhập mã-số bản mạch chính đúng như phần bên trên ,đèn Led“ARMED” sẽ sáng báo hiệu cho tiếp tục ấn phím các số chọn Location đểlập trình ; thông thường là 2 con số ,ví dụ Location 24 thì ấn[2]-[4]-[#] ; dấu thăng # luôn đi sau hai số chỉ định vùng-điểm.Lúc này đèn ARMED sẽ tắt ,còn đèn READY sẽ sáng lên với các Led zones trênkeypad (hay màn hình LCD)báo hiệu con-số chỉ thị của Location vừa lựachọn.
Cho lập trình chức năng mới theo các số liệu của nhà sản-xuất :

Khi thực hiện đúng từng bước như trên (các chuyên viên lắp-đặt thiết-bị cũng phải theo học và nhớ rất chính xác các công đoạn này) do đó khi làchủ nhân tự thực hiện,Bạn cũng phải cố gắng nhớ rõ từng bước với cáchbáo hiệu chớp đèn trên bàn phím mỗi lần bạn ấn bất cứ phím nào .Biếtđược hệ thống báo hiệu như trên mới lập trình ổn-định được.

Mã-số để thay đổi các chức năng đã có sẵn trong tài liệu kèm theo máyNX ( hoặc bạn thực hiện các phần lập trình do “T-M” nêu trong bài viếtnày) ,bạn tiếp tục ấn các phím số mã chức năng và theo sau là phím Sao[*].
Cứ mỗi lần bạn cho thay đổi chức năng xong vá ấn dấu * , dữ liệu lập trình trong Networx se thay đổi , và báo hiệu bằng Led chỉ thị nếu không có sai sót.
Ngoài các điều đặn dò trên để tránh trở ngại kỹ thuật ,Bạn có thể bắt đầu thực hiện lập trình lại những chức năng theo như bài viết nêu ra bên dưới đây .

Hướng dẫn lập trình NetWork 4 và 6

 

1. Lập trình zone Trộm, Cháy , Khẩn:

  • 8 97130 # 25 # 6 * 6 * 6 * 6 * exit exit (Trộm) (Nếu là NetworX 6 thì thêm 2 zone 6* 6* nữa)
  • 8 97130 # 25 # 8 * 8 * 8 * 8 * exit exit (Cháy)
  • 8 97130 # 25 # 2 * 2 * 2 * 2 * exit exit (Khẩn)

2. Lập trình báo trễ:

  • 8 97130 # 24 # 30 * (thời gian vào) * 30 * (thời gian ra) * 25 # 3 * 6 * 6 * 6 *…..# exit exit. :Lưu ý: 3 * có nghĩa là lập trình cho zone mà mình cần báo trễ.

3. Lập trình xóa báo trễ :

  • 8 97130 # 24 # 0 * 0 * 0 * 0 * 25 # 6 * 6 * 6 * 6 * # exit exit.

4. Lập trình còi ra: H 207 hoặc H 201

  • 8 97130 # 37 # * 1 * # exit exit

5. Lập trình xóa đèn Service:

  • 93 9713 7 * # exit exit

6. Lập trình đổi mã CODE:

  • 5 Mã số cũ (ví dụ 1234) 01 Mã số mới (phải là bốn số) # exit exit

7. Lập trình báo qua điện thoại:

Lập trình 1 số điện thoại:

  • 8 97130 # 0 # 15 * số điện thoại (sau mỗi ký tự số điện thoại phải có *) 14 * 13 * 13 * # 2 # 15 * 3 # 2 * # exit exit
Lập trình 1 số điện thoại: * 8 97130 # 0 # 15 * số điện thoại thứ nhất 14 * 14 * 13 * # 2 # 11 * 3 # 1 * 6 # 15 * số điện thoại thứ hai 14 * 14 * # 8 # 11 * 9 # 1 * # exit exit

8. Lập trình double zone – trung tâm 6 zone lên 12 zone:

  • 8 97130 # 37 # * * * * 2 * exit exit

9. Lập trình tiếng dingdong:

  • 93 9713.đèn khu vực nào sáng thì nhấn phím đó cho đèn khu vực đó tắt, chỉ đèn khu vực “3” sáng thì đó là chế độ báo khách. Nhấn * thoát.

10. Lập trình sử dụng thêm bàn phím điều khiển:

(Bàn phím thứ 1 ) * 94 9713 1 * 1 (Bàn phím thứ 2) * 94 9713 2 * 1

11. Phục hồi trạng thái ban đầu:

  • 8 97130 # 910 # exit exit.

Câu hỏi:

BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRUNG TÂM BÁO ĐỘNG
NETWORX NX4

CÁC CHỨC NĂNG TRÊN BẢNG HIỆN THỊ VÀ ĐIỀU KHIỂN

Trả lời:

BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRUNG TÂM BÁO ĐỘNG
NETWORX NX4

CÁC CHỨC NĂNG TRÊN BẢNG HIỆN THỊ VÀ ĐIỀU KHIỂN

  • ĐÈN READY  SÁNG : trung tâm đang sẵn sang cho nhập PASWORD Hoặc STAY Để vào giám sát chống đột nhập .
  • ĐÈN READY  TẮT : Khi đó trung tâm đang bị lỗi  vùng giám sát ( ZONE ), Ta phải kiểm tra lại vùng đó .
  • ĐÈN POWER SÁNG : Trung tâm được cáp điện 220 V
  • ĐÈN POWER TẮT : Trung tâm mất điện 220 V.
  • ĐÈN SERVICE SÁNG: Trung tâm đang lỗi hệ thống , khi đó phải báo cho kỹ thuật kiểm tra
  • ĐÈN ARMED  SÁNG : trung tâm đang vào chế độ giám sát chống đột nhập .
  • ĐÈN ARMED   CHỚP : trung tâm đang báo động .
  • ĐÈN FIRE SÁNG : Trung tâm đang báo cháy hoặc đứt dây ZONE .
  • PHÍM STAY : Khi bấm phím này hệ thống sẽ vào chế độ giám sát chống đột nhập hay ngắt thời gian trì hoãn vào .
  • PHÍM CHIME : khi bấm phím này sang , trung tâm sẽ báo trong BING BOONG khi có người  vào vùng chống đột nhập.
  • PHÍM EXIT : Chỉ sử dụng khi thoát khỏi cài đặt chương trình.
  • PHÍM BYPASS ; bỏ vùng giám sát chống đột nhập.
  • PHÍM CANCEL : Chỉ sử dụng khi cài đặt chương trình.

NOTE :

Khi có báo động, còi báo động sẽ báo cho ta biết, nếu kiểm tra không có sự cố, ta tắt còi bằng cách ( NHẬP 1234 TRÊN BÀN PHÍM ).
Sau đó nhấn *7 để reset lại hệ thống.

Câu hỏi:

Mình lắp hệ thống báo cháy do dây xa quá (hàng nghìn mét) nên nguồn bị sụt, chuông không kêu hoặc kêu rất nhỏ mặc dù mình đã dùng nguồn ngoài 12v/2a nhưng không cải thiện được mấy. chẳng lẽ phải bỏ và tìm thiết bị mới nhờ quý công ty giúp đỡ, tư vấn cho chúng tôi.

Trả lời:

Bạn phải tăng dòng, gắn thêm thiết bị tăng dòng vào đầu cuối thiết bị.

Câu hỏi:

Hiện nay, công ty chúng tôi có đang có dự định sử dụng Tòa nhà mới xây để làm trung cư Mini cho thuê. Chúng tôi có cần xin giấy phép PCCC không?

Trả lời:

Căn cứ vào nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định về các ngành nghề cần xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy, trường hợp của bạn thì bạn không cần phải làm thủ tục xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy.

Câu hỏi chung

Câu hỏi:

Chúng tôi cần chứng chỉ thiết kế phòng cháy chữa cháy

Trả lời:

Chào các bạn,
Hiện tại các khó khăn cho các bạn về chứng chỉ hành nghề thiết kế pccc, hoặc công ty có chức năng thiết kế về phòng cháy chữa cháy các bạn có thể liên lạc với chúng tôi qua thông tin sau:

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Đăng

Email: mail@thiendang.net
Website: https://thiendang.net

Xin cảm ơn

Câu hỏi:

Tôi muốn tìm thông tin văn bảng PCCC ở đâu?

Trả lời:

Bạn có thể vào trang web của Thidaco

https://thiendang.net

Câu hỏi:

Những nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy nào được quy định trong Luật phòng cháy và chữa cháy?

Trả lời:

Theo Điều 4 của Luật Phòng cháy và chữa cháy có 4 nguyên tắc sau:

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2.Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phảitích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháyxảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

3.Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điềukiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Câu hỏi:

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy bao gồm những lực lượng nào?

Trả lời:

Theo Điều 43 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định :Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:

1. Lực lượng dân phòng;

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật;

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Câu hỏi:

Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của những đối tượng nào?

Trả lời:

Theo Điều 5 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định.

1.Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ giađình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vàođội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trúhoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

3.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu tráchnhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữacháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4.Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ giađình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

Câu hỏi:

Quyền và trách nhiệm của Người chỉ huy chữa cháy được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 38 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định:

1. Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:

a) Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;

b) Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;

c)Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy;huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ giađình và cá nhân để chữa cháy;

d)Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sảntrong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gâythiệt hại nghiêm trọng.

2.Người chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã trở lên được thực hiện các quyền quy định tạikhoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý của mình.

3.Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. Ngườichỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết địnhcủa mình.

Câu hỏi:

Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình được quy định như thế nào ?

Trả lời:

Theo Điều 4 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

1.Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giảipháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháytheo quy định của pháp luật;

2.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở các thànhviên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toànvề phòng cháy và chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạmquy định an toàn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

3.Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiệnphục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắcphục hậu quả vụ cháy;

4.Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việcbảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy,nổ đối với các hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận;

5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Câu hỏi:

Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được qui định trong Luật phòng cháy và chữa cháy cụ thể như thế nào ?

Trả lời:

Theo điều 45 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy vàchữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữacháy.

3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

5.Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệmvụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sởkhác khi có yêu cầu.

Câu hỏi:

Chính sách đối với người tham gia chữa cháy được quy định như thế nào?

Trả lời:

TheoĐiều 7 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định này quy định Chính sáchđối với người tham gia chữa cháy như sau: người trực tiếp chữa cháy,người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sứckhỏe thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

Xin cho biết những biện pháp cơ bản trong công tác phòng cháy và chữa cháy?

Trả lời:

Theo Điều 14 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định biện pháp cơ bản trong phòng cháy

1.Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa,nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa,sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Theo Điều 30 của Luật phòng cháy và chữa cháy qui định biện pháp cơ bản trong chữa cháy

1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Câu hỏi:

Điều kiện an tòan về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư được quy định như thế nào?

Trả lời:

Tại Điều 10 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CPquy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư như sau:

1.Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sửdụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặcbiển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểmcủa khu dân cư.

2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.

3. Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4.Có phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượngtheo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữacháy; có giải pháp chống cháy lan; có hệ thống giao thông, nguồn nướcphục vụ chữa cháy theo quy định; có phương án chữa cháy, thoát nạn vàđã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5.Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữacháy tại chỗ.

6. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Câu hỏi:

Thẩm quyền tạm đình chỉ họat động, gia hạn tạm đình chỉ họat động và phục hồi họat động được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khỏan 6 Điều 20 của Nghị Định số 35/2003/ NĐ- CP quy định

a)Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạmđình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thôngcơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước;trường hợp đặc biệt thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b)Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉhoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới,hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lýcủa mình;

c)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và Trưởng phòng Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền của mình đượcquyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộcơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cánhân;

d)Cảnh sát kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quyền tạmđình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiệngiao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân khi đang có nguycơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và phải kịp thời báo cáo cấp trên trựctiếp có thẩm quyền;

đ)Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có quyền giahạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại.

Câu hỏi:

Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 7 của Nghị Định số 123/2005/ NĐ- CP quy định

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháycó trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháymà có hành vi ngăn cản, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng thủđoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hoặc xử lývi phạm của người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháymà không chấp hành các quyết định của người có thẩm quyền thì bị cưỡng chế thi hành

Câu hỏi:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy theo quy định là bao lâu?

Trả lời:

Theo Điều 4 của Nghị Định số 123/2005/ NĐ- CP quy định

1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy là mộtnăm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêutrên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậuquả theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính.

2.Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức lạithực hiện hành vi vi phạm hành chính mới về phòng cháy và chữa cháyhoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thờihiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hànhchính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mớihoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

3.Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thihành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xửphạt vi phạm hành chính.

Câu hỏi:

Nếu cá nhân, tổ chức để xảy ra cháy, nổ thì hình thức xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo điều 27 Nghị Định 123/2005/ NĐ- CP quy định:

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối vớihành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệthại đến 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a)Để xảy ra cháy, nổ do vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháynhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến 500.000 đồng;

b) Vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vô ý đểxảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Câu hỏi:

Đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì chịu hình thức xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 240 của  Bộ Luật hình sự  năm 1999 thì  tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy được quy định cụ thể như sau:

1.Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại chotính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản củangười khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tùtừ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4.Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệtnghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hainăm.

5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươitriệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ một năm đến năm năm.

Câu hỏi:

Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân được quy định ra sao?

Trả lời:

Theo Điều 5 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định Cá nhân có trách nhiệm:

1.Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu vềphòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiệnnhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

2.Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháytrong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo cácphương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòngcháy và chữa cháy khác được trang bị.

3.Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụngnguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vàtrong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, viphạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4.Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làmviệc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặcđội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiếnnghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan,tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy vàchữa cháy.

5. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

6.Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hànhnghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữacháy khác.

Câu hỏi:

Điều kiện an tòan về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Tại Điều 11 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CPquy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:

1.Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiếtbị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảođảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3.Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phươngtiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động của hộ gia đình và bảođảm về số lượng, chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Câu hỏi:

Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy được quy định trong Luật phòng cháy và chữa cháy như thế nào?

Trả lời:

Theo điều  31 của luật phòng cháy và chữa cháy qui định

1.Mỗi cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thôngcơ giới đặc biệt phải có phương án chữa cháy và do người đứng đầu cơsở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng,chủ phương tiện xây dựng và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ theo phương ánđược duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huyđộng thực tập phải tham gia đầy đủ.

Câu hỏi:

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật phòng cháy và chữa cháy?

Trả lời:

Theo Điều 13 của Luật phòng cháy và chữa cháy qui định các hành vi bị nghiêm cấm

1.Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gâythiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởngxấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

3.Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng,sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức vàcá nhân.

4. Báo cháy giả.

5.Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phépchất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý,sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữacháy đã được Nhà nước quy định.

6.Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kếđược duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụngcông trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm antoàn về phòng cháy và chữa cháy.

7.Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháyvà chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy.

Câu hỏi:

Những hành vi, vi phạm về an tòan phòng cháy và chữa cháy như thế nào thì bị tạm đình chỉ, đình chỉ họat động?

Trả lời:

Theo điều 29 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định

1. Hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ;

b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy;

c)Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơquan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục màkhông thực hiện.

2.Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy địnhtại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phụchoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọngthì bị đình chỉ hoạt động.

3.Trường hợp bị tạm đình chỉ thì chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơphát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phụcvà được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.

4.Chính phủ quy định phạm vi của việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động,thời hạn tạm đình chỉ hoạt động và cơ quan có thẩm quyền quyết định tạmđình chỉ, đình chỉ hoạt động.

Câu hỏi:

Những hành vi, vi phạm về an tòan phòng cháy và chữa cháy như thế nào thì bị tạm đình chỉ, đình chỉ họat động?

Trả lời:

Theo Điều 3 của Nghị Định số 123/2005/ NĐ- CP quy định như sau

1.Mọi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy đều phải được pháthiện kịp thời, bị đình chỉ ngay và phải xử lý nghiêm minh theo quy địnhcủa pháp luật. Mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đều phải được khắcphục theo đúng quy định của pháp luật.

2.Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy vàchữa cháy khi có hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định này.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy phải do người có thẩm quyền được quy định tại Chương III  Nghị định 123/2005/ NĐ- CP tiến hành.

4.Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Mộtngười thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từnghành vi vi phạm. Nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lạithành mức phạt chung và chỉ ra một quyết định xử phạt. Nhiều người cùngthực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bịxử phạt.

5.Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải căn cứ vào tính chất,mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảmnhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

6.Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thếcấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chínhtrong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Câu hỏi:

Trường hợp các cơ quan, đơn vị không phổ biến hoặc phổ biến sai quy định nội quy về phòng cháy và chữa cháy thì mức độ xử phạt ra sao?

Trả lời:

Theo khoản 4, Điều 8 của Nghị Định 123/2005/ NĐ- CP quy định như sau :

-Không ban hành quy định, nội quy về PCCC theo quy định; ban hành quyđịnh, nội quy về PCCC trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhànuớc sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Câu hỏi:

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đặc khu kinh tế phải thành lập đội phòng cháy chuyên trách và phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu, nhưng không nghiêm chỉnh xây dựng phương án chữa cháy theo quy định; không thực tập phương án chữa cháy theo quy định.

Trả lời:

Điều 24 Nghị Định 123/NĐ-CP quy định :

-Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cóbiện pháp quản lý và duy trì họat động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định.

-Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đối với hành vi đội dân phòng, đội phòngcháy và chữa cháy cơ sở hay chuyên ngành không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội dân phòng, đội PCCC  cơ sở chuyên ngành theo quy định.

Điều 19 Nghị Định 123/2005/ NĐ-CP quy định :

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu theo quy định.

-Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không xây dựng phương án chữa cháy theo quy định; không thực tập phương án chữa cháy theo quy định.

Câu hỏi:

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chất hàng nguy hiểm về cháy, nổ thì cần có những điều kiện gì ? Nếu như vi phạm thì mức độ xử phạt ra sao?

Trả lời:

Theo Khoản 4 Điều 22 của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định :

-Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cung ứng, vậnchuyển vật tư, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có chứng nhận đủđiều kiện về phòng cháy và chữa cháy; phải in các thông số kỹ thuậttrên nhãn hàng hóa và phải có bản hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếngviệt.

Và theo  Điều 11 của Nghị Định 123/2005/ NĐ- CP quy định mức độ xử phạt :

-Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sảnxuất, kinh doanh chất nguy hiểm về cháy, nổ mà không có “Giấy chứngnhận đủ điều kiện về PCCC” theo quy định.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép chất nguy hiểm về cháy nổ.

Câu hỏi:

Nếu cá nhân có hành vi vi phạm về thông tin báo cháy thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt nào?

Trả lời:

Theo điều 20 Nghị Định 123/2005/ NĐ- CP quy định:

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối vớihành vi làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện, thiết bịthông tin báo cháy.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cháy giả.

4.Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, vi phạm khoản 1 Điều nàycòn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.

Câu hỏi:

Làm thế nào để tôi có thể tham gia vào lực lượng PCCC?

Trả lời:

1. Bạn cần đăng ký thi tuyển

2. Qua được đợt thi

3. Học tập

4. Khi ra trường bạn sẽ dược tham gia vào Lực lượng PCCC.

Câu hỏi:

Khi học tập tôi có thể sẽ tốn những chi phí nào?

Trả lời:

1. Bạn sẽ được miễn học phí

2. Được trợ cấp.

Câu hỏi:

Địa chỉ liên hệ với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Tp Hồ Chí Minh.

Trả lời:

1- Địa chỉ liên hệ :

– Tên                       : Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo vể phòng cháy – Sở Cảnh Sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh

– Địa chỉ : 258 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.

– Số điện thoại      : 8387495.

– Email                   : spccc@tphcm.gov.vn

2- Phòng Cảnh sát PC&CC Quận, Huyện:

 

 

TT

TÊN ĐƠN VỊ

ĐỊA CHỈ

 ĐỊA BÀN QUẢN LÝ

ĐIỆN THOẠI

01

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1

258 Trần Hưng Đạo, Quận 1

Quận 1

và Quận 10

8387989

02

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 3

103 Lý Chính Thắng, Quận 3

Quận 3

5265427

03

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 4

183 Tôn Thất Thuyết, Quận 1

Quận 4, Quận 7, Huyện Nhà Bè, Cần Giờ

9414447

04

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 6

149 Cao Văn Lầu, Quận 6

Quận 6

8551786

05

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận  8

250 Tùng Thiện Vương, Quận 8

Quận 5 và Quận 8

9515025

06

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 9

Số 02 xa lộ Hà Nội, Quận 9

Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ Đức

7360304

07

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 11

225 Lý Thường Kiệt, Quận 11

Quận 11, Quận Tân Bình và Quận Tân Phú

8642191

08

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 12

Quốc lộ 1A, Quận 12

Quận 12 và Huyện Hóc Môn, Củ Chi

7159465

09

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận  Bình Thạnh

18A Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh

Quận Bình Thạnh và Quận Phú Nhuận

5511839

10

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận Gò Vấp

108 Nguyễn Du, Quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp

5886037

11

Phòng Cảnh sát PC&CC Quận Bình Tân

452 Kinh Dương Vương, Quận Bình Tân

Quận Bình Tân và Huyện Bình Chánh

7526561

12

Phòng Cảnh sát PC&CC Trên sông (Phòng 8)

25 Bis Tôn Thất Thuyết, Quận 4

Các phương tiện tàu, thuyền Trên sông

9414435

 

(Sở CS PC&CC Tp Hồ Chí Minh)

Câu hỏi:

Đối với loại công trình nào bắt buộc thiết kế hệ thống pccc tự động PRINLER?

Trả lời:

Theo TCVN 7336 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC Phòng cháy chữa cháybiên soạn , Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoahọc và Công nghệ ban hành . Phạm vi áp dụng :- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế, lắp đặt hệthống chữa cháy sprinkler tự động bằng nước, bọt(sau đây gọi là hệ thống sprinkler) trong các toà nhà và công trình xâydựng mới hoặc cải tạo.- Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho hệ thống chữa cháy tràn ngập điềukhiển bằng sprinkler, đầu báo cháy và điều khiển từ xa hoặc bằng tay.- Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống chữa cháy với : Các toà nhàcó chức năng đặc biệt và các thiết bị công nghệ ngoài các toà nhà đó;Các phòng ngầm dưới mặt đất của công nghiệp khai khoáng” Các kho cóhàng xếp cao hơn 5,5m; Bể xăng dầu
Bạn có thể xem nội dung TCVN 7336:
TCVN 7336:2003 – Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống sprinkler tự động. Yêu cầu thiết kế và lắp đặt