BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

I. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG

  • Quản lý nơi làm việc:
  1. Khu vực làm việc phải được giữ gìn sạch sẽ, không có các chướng ngại vật, gạch vụn, ván có đinh, phế liệu, đinh sắt, thép gai, chai lọ thủy tinh… tất cả các mảnh vụn kim loại phải được chuyển đi và chứa trong các thùng riêng. Để gọn gàng tất cả các vật liệu vụn thành đống.
  2. Tất cả các vật dụng thiết bị, vật tư thi công phải được để gọn gàng, đúng chỗ qui định.
  3. Cẩn thận đối với những mối nguy hiểm do trượt ngã, do đánh đổ dầu, chất lỏng bằng cách lau chùi hoặc trãi ra một vật liệu hấp thụ chất lỏng lên trên.
  4. Lối đi, giàn giáo, cầu thang phải được dọn sạch sẽ, không để chướng ngại vật như dây nhợ, giẻ, đồ nghề, thiết bị vương vãi lung tung.
  5. Khi ra vào công trường phải đeo thẻ, bảng tên.
  6. Phải dọn sạch sẽ các vật tư, vật liệu dư thừa sau khi sử dụng.
  7. Không cho phép người ngoài hoặc người không có trách nhiệm vào khu vực thi công công trình.
  • Vấn đề an toàn cho con người:
  1. Công nhân làm việc tại công trình phải mặc quần áo bảo hộ, giày bảo hộ lao động do Công ty cung cấp, đeo bảng tên trong suốt thời gian làm việc.
  2. Không được mặc quần áo rách hoặc có dây thòng lòng làm việc gần khu vực máy móc chuyển động hay các vật dễ vướng mắc.
  3. Tất cả các công nhân và người tham quan phải đội mũ bảo hộ lao động trong khu vực công trường, ngoài khu vực văn phòng.
  4. Phải đeo găng tay nếu ở đó có nguy hiểm đến tay.
  5. Phải sử dụng dây đeo an toàn khi làm việc trên cao hơn 2m.
  6. Cấm đi tắt không an toàn hoặc dẫm đạp trên dây điện, dây tín hiệu, đường ống, thiết bị.
  • Vấn đề an toàn trong sử dụng vật tư:
  1. Không cố sức mang vác vật quá sức cho phép, khi nâng hàng sử dụng cơ bắp chân và cơ lưng nắm chặt, chân bước chắc chắn. Nếu quá nặng thì phải yêu cầu người khác giúp đỡ.
  2. Cấm dùng dây thừng, dây cáp hoặc xích bị hư. Cột chặt cáp vào tâm vật nặng chỗ có ánh sáng và sử dụng dây kéo tuyệt đối cẩn thận.
  3. Cấm đứng, làm việc và đi dưới vật nặng. Vùng dưới tải trọng treo phải có rào ngăn và đặt các biển báo nguy hiểm.
  4. Các dây cáp chằng khi không sử dụng phải để trên giá hoặc trong kho được đánh dấu cẩn thận. Những dây cáp chằng bị hư phải loại bỏ.
  • Vấn đề an toàn trong việc sử dụng điện:
  1. Công việc liên quan tới điện chỉ được thực hiện bởi những người có trách nhiệm và đã được đào tạo về điện.
  2. Tất cả các máy móc thiết bị điện đều phải được kiểm tra và ghi chép tình trạng an toàn trước khi sử dụng.
  3. Khi làm việc trong hay trên khu vực nguy hiểm về điện như dưới đường dây điện, MBA,… phải tuân thủ triệt để các qui định qui tắc và thủ tục đề phòng tai nạn của trạm.
  4. Cuộn các dây nối hoặc các dụng cụ điện cầm tay bằng các dây trần hoặc các dây hỏng khác, các mối nối phải được hàn và cách điện đảm bảo. Không được dùng các dây cũ, sờn. Không sờ tay vào các cuộn dây trần đề phòng điện cảm ứng.
  • An toàn trong sử dụng giàn giáo:
  1. Thang leo và giàn giáo phải chắc chắn trong tình trạng còn tốt. Không được đứng và làm việc ở các bậc thang từ bậc thứ ba trên cùng.
  2. Thang không được đặt ở nơi không nhìn thấy, cửa đi hoặc những chỗ dễ bị va chạm bất thình lình. Nếu phải sử dụng thang ở những chỗ như vậy thì khu vực đó phải được ngăn chặn lại. Thang không để trên các đồ vật không vững chắc như các hộp, các kết cấu lỏng lẻo…
  3. Thang di động phải được cột, néo an toàn bằng dây chắc chắn. Khi leo thang công nhân phải đi giày da.
  4. Quay mặt vào thang khi leo lên hay xuống thang và phải sử dụng 2 tay. Các dụng cụ hay thiết bị phải được kéo lên hay hạ xuống bằng dây thừng hay hộp đồ nghề, không được vớ tay lấy khi đang ở trên thang hay giàn giáo.
  5. Đối với những công việc phải tiến hành ở độ cao 2m trở lên phải có giàn giáo. Giàn giáo chỉ được sử dụng khi được kiểm tra tình trạng. Một bảng màu đỏ (hoặc hàng chưa sử dụng) cho thấy rằng giàn giáo không được chấp nhận và không được phép sử dụng.
  6. Bất kỳ sự hư hỏng nào của giàn giáo hay các vật chống đỡ phải được báo cáo ngay cho người phụ trách.
  7. Tay vịn thích hợp cho người phải được lắp đặt trên tất cả các giàn giáo.
  • An toàn trong sử dụng đồ nghề làm việc:
  1. Tất cả các thiết bị điện phải tiếp đất chắc chắn và kiểm tra định kỳ.
  2. Những dụng cụ có nguồn điện như máy khoan, máy mài, máy cắt phải được trang bị công tắc tự động an toàn. Nếu điện thế cao hơn 110V dụng cụ, đồ nghề phải được cách điện .
  3. Kiểm tra dây và dụng cụ điện thường xuyên.
  4. Cấm sử dụng đồ nghề hư hỏng, kém chất lượng. Phải báo cáo cho người phụ trách vấn đề đồ nghề hư.
  5. Không để dụng cụ đồ nghề ở các chỗ máy vận chuyển, đường đi, hành lang.

Lưu ý: Không quăng, ném các đồ nghề, vật tư … từ trên cao xuống. Sử dụng dây thừng và túi đồ nghề để đưa chúng lên hoặc xuống. Không dùng dây điện để nâng đồ nghề và vật liệu.

  • An toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị:
  1. Chỉ những người có kinh nghiệm, được đào tạo và được giao trách nhiệm mới được phép vận hành thiết bị có động cơ.
  2. Dọn dẹp và vứt bỏ các vật dễ cháy như giấy, vải, giẻ tẩm dầu, các can sơn và các thùng chứa chất lỏng dễ cháy.
  3. Trong trường hợp có cháy: Báo ngay lập tức vị trí đám cháy cho người phụ trách và lãnh đạo, nhấn nút báo cháy khẩn cấp nếu có hệ thống báo cháy tự động, la lớn khẩu hiệu: Có cháy cháy!!! Giải tỏa những người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực cháy. Dùng bình chữa cháy cát và nước để dập tắt đám cháy gọi số 114 nếu đám cháy có khả năng cháy lớn và lây lan nhanh chóng ngoài khả năng cháy lớn và lây lan nhanh chóng khả năng cứu chữa tại chỗ.
  4. Phải biết vị trí vòi nước, các dụng cụ dập lửa và cách sử dụng chúng.
  • Vấn đề cứu thương:
  1. Các phương tiện cấp cứu phải sẵn sàng tại công trường và phải được sử dụng cho tất cả các trường hợp bị thương. Tất cả các trường hợp bị thương không kể nặng nhẹ đều phải báo cho người phụ trách.
  2. Không làm động đậy người bị thương trừ khi cần thiết để tránh bị thương nặng hơn. Gọi cấp cứu và báo ngay cho người phụ trách.
  3. Hô hấp nhân tạo, cầm máu cho người bị thương.
  4. Không tự ý làm bất cứ việc gì gây thêm nguy hiểm cho người bị thương, nếu không có chuyên môn.
  5. Tìm cách đưa người bị thương đến bệnh viện cấp cứu nếu vượt quá khả năng xử  lý tại chỗ.
  • Các trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thi công:

Tất cả các nhân viên và công nhân đang thi công tại công trình đều được trang bị phương tiện bảo hộ như sau:

  • Nón bảo hộ.
  • Kính đeo an toàn.
  • Quần áo bảo hộ lao động có tên công ty.
  • Dây đeo an toàn khi làm việc trên độ cao 2m.
  • Găng tay, khẩu trang, ủng.
  • Hướng dẫn và tập huấn cho công nhân sử dụng thành thạo các phương tiện bảo hộ lao động.
  • Các công nhân trực tiếp thi công tại công trường đều đã được khám sức khỏe định kỳ và đang được bảo hiểm tai nạn tại công ty bảo hiểm.

II. CÔNG TÁC VỆ SINH, MÔI TRƯỜNG

Việc đảm bảo vệ sinh môi trường là trách nhiệm bắt buột đối với đơn vị và cá nhân trong suốt quá trình thi công để đảm bảo vệ sinh môi trường trong và ngoài công trình, tránh gây nguy hiểm, phiền toái đến người dân hay tài sản người khác vì sự ô nhiễm, tiếng ồn hay các nguồn khác từ  hậu quản của các biện pháp thi công:

  • Hạn chế tối đa bụi bẩn và tiếng ồn có ảnh hưởng đến các khu vực chung quanh.
  • Giữ gìn vệ sinh tại công trường và khu vực làm việc.
  • Thường xuyên dọn dẹp công trường hằng ngày, dọn dẹp xà bần, rác thải ra khỏi công trường.
  • Rửa sạch xe cộ trước khi ra khỏi công trình.
  • Bố trí hoặc thuê một công nhân chuyên dọn dẹp vệ sinh.

III. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG VÀ NGOÀI CÔNG TRÌNH

  1. Hệ thống nước phục vụ thi công, phục vụ công tác PCCC được chúng tôi cung cấp đầy đủ bằng hồ chứa nước 5m3, được bố trí hợp lý, thuận tiện (cụ thể theo mặt bằng tổ chức thi công).
  2. Trong nội qui công trường có các điểm cấm mang các vật liệu nổ vào trong công trường, ngoài ra có các biển báo cấm lửa tại các nơi dễ cháy như thùng chứa nhiên liệu, kho vật tư điện nước, kho xăng dầu .
  3. Công trường sẽ lập một tổ chữa cháy không chuyên và huấn luyện công tác chữa cháy khi có sự cố xảy ra, lực lượng này được huy động tham gia chữa cháy khi có sự cố xảy ra, lực lượng này được huy động tham gia chữa cháy, công nhân vận hành máy, thủ kho cũng được huấn luyện chữa cháy bằng bình xịt. Phổ biến cho công nhân khi phát hiện ra cháy báo ngay về Ban điều hành có số điện thoại của lực lượng chữa cháy của địa phương.
  4. Chúng tôi sẽ chú trọng đến công tác phòng chống cháy nổ, sẽ bố trí 8 – 10 bình chữa cháy đặt tại phòng bảo vệ công trường 4 cái , tại kho vật tư điện nước 2 cái, số còn lại bố trí tại các vị trí thuận tiện trong phạm vi thi công theo từng giai đoạn. Ngoài ra cát, nước cũng được dùng cho công tác chữa cháy nếu có sự cố xảy ra.
  5. Đường ra vào nội bộ công trường được bố trí thuận tiện cho xe chữa cháy thực hiện nhiệm vụ khi có sự cố.
  6. Kho bãi chứa vật liệu được chúng tôi sắp xếp hợp lý, thuận tiện, an toàn, đúng theo qui định về PCCC.
  7. Những vật liệu chất dễ gây cháy nổ hoặc dễ lan truyền lửa như ván gỗ, xăng dầu chạy máy thi công, vật tư mộc như keo dán sơn verneer… được chúng tôi bảo quản kỹ lưởng, xếp riêng biệt bằng các kho riêng biệt.
  8. Công tác phòng cháy chữa cháy:

Khi tiến hành thi công chúng tôi sẽ liên hệ với công an PCCC tại địa phương để lập phương án phòng cháy, huấn luyện cho các lực lượng nòng cốt tại công trường, đồng thời trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC như bình chữa cháy, cát, nước, máy bơm cụ thể như sau:

  • Bố trí 2 bình chữa cháy tại văn phòng Ban chỉ huy công trường.
  • Bố trí bốn bình chữa cháy tại kho vật tư, 2 bình tại phòng bảo vệ.
  • Đường đi lại đảm bảo cho xe chữa cháy đi vào để dàng khi xảy ra hoả hoạn.
  • Tại kho nguyên vật liệu, kho vật tư có bảng cấm lửa và biển ghi rõ nội qui PCCC.