Phụ lục G

Quy định về khoảng cách đến các lối ra thoát nạn và chiều rộng của lối ra thoát nạn

G.1 Khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất (có người sinh hoạt, làm việc) tới lối ra thoát nạn gần nhất

G.1.1 Đối với nhà ở

Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của căn hộ (nhà nhóm F1.3) hay của phòng ở (nhà nhóm F1.2) đến lối ra thoát nạn gần nhất (buồng thang bộ hoặc lối ra bên ngoài) phài phù hợp với Bảng G.1.

Bảng G.1 – Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của căn hộ hay của phòng ở đến lối ra thoát nạn gần nhất

Bậc chịu lửa của nhà Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào căn hộ hoặc phòng ở đến lối ra thoát nạn gần nhất (m)
Khi cửa bố trí ở giữa các buồng thang bộ hoặc giữa các lối ra ngoài Khi cửa bố trí ở hành lang cụt
I, II S0 40 25
II S1 30 20
III S0 30 20
S1 25 15
IV S0 25 15
S1, S2 20 10
V Không quy định 20 10

G.1.2 Đối với công trình công cộng

a) Khoảng cách giới hạn cho phép theo đường thoát nạn từ cửa ra vào của gian phòng xa nhất của nhà công cộng (trừ các gian phòng vệ sinh, phòng tắm giặt, phục vụ khác) đến lối ra thoát nạn gần nhất (lối ra bên ngoài hoặc vào buồng thang bộ) phải phù hợp với Bảng G.2a.

CHÚ THÍCH: Đối với các tầng nhà không có hành lang được bao bọc bằng các bộ phận ngăn cháy theo quy định trong 3.3.5 thì khoảng cách giới hạn cho phép của đường thoát nạn phải tính từ điểm xa nhất của gian phòng trên tầng nhà đó.

b) Khoảng cách giới hạn cho phép từ một điểm bất kỳ của các gian phòng có khối tích khác nhau không có ghế ngồi cho khán giả đến lối ra thoát nạn gần nhất phải phù hợp với Bảng G.2b. Khi có sự kết hợp các lối thoát nạn chính vào một lối chung thì chiều rộng của lối chung không được nhỏ hơn tổng chiều rộng của các lối thành phần.

Bảng G.2a- Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng tới lối ra thoát nạn gần nhất đối với nhà công cộng

Bậc chịu lửa của nhà Khoảng cách (m) khi mật độ dòng người thoát nạn (người/m2) là
Đến 2 Từ lớn hơn 2 đến 3 Từ lớn hơn 3 đến 4 Từ lớn hơn 4 đến 5 Lớn hơn 5
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
A. Từ gian phòng có cửa ra bố trí ở giữa các buồng thang bộ hoặc ở giữa các lối ra bên ngoài
I, II, III 60 50 40 35 20
IV 40 35 30 25 15
V 30 25 20 15 10
B. Từ gian phòng có cửa ra mở vào hành lang cụt hoặc mở vào sảnh chung
I, II, III 30 25 20 15 10
IV 20 15 15 10 7
V 15 10 10 5 5
CHÚ THÍCH 1: Mật độ dòng người thoát nạn được xác định bằng tỉ số giữa tổng số người phải thoát nạn theo đường thoát nạn và diện tích của đường thoát nạn đó.

CHÚ THÍCH 2: Phải áp dụng những giá trị khoảng cách cho trong Bảng G.2a như sau: Đối với trường mầm non lấy theo cột (6); Đối với các trường học, trường kỹ thuật dạy nghề và các trường cao đẳng, chuyên nghiệp và đại học lấy theo cột (3); Đối với các cơ sở điều trị nội trú lấy theo cột (5); Đối với khách sạn lấy theo (4). Đối với các nhà công cộng khác, mật độ dòng người thoát nạn trong hành lang được lấy cụ thể cho từng dự án.

Bảng G.2b – Khoảng cách giới hạn cho phép từ một điểm bất kỳ của gian phòng công cộng không có ghế ngồi cho khán giả tới lối ra thoát nạn gần nhất

Loại sử dụng của gian phòng Bậc chịu lửa của nhà Khoảng cách giới hạn cho phép (m) từ 1 điểm bất kỳ của gian phòng tới lối ra thoát nạn gần nhất với khối tích gian phòng (nghìn m3)
Đến 5 Từ lớn hơn 5 đến 10 Lớn hơn hoặc bằng 10
(1) (2) (3) (4) (5)
1- Các gian phòng chờ, bán vé, trưng bày triển lãm, khiêu vũ, nghỉ và tương tự. I, II 30 45 55
III, IV 20 30 *
V 15 * *
2- Các gian phòng ăn, phòng đọc khi diện tích của mỗi lối đi chính tính theo đầu người không nhỏ hơn 0,2 m2. I, II 65 * *
III, IV 45 * *
V 30 * *
3a- Các gian phòng thương mại khi diện tích của các lối đi chính tính theo phần trăm diện tích của gian phòng không nhỏ hơn 25 %. I, II 50 65 80
III, IV 35 45 *
V 25 * *
3b- Các gian phòng thương mại khi diện tích của các lối đi chính tính theo phần trăm diện tích của gian phòng nhỏ hơn 25 %. I, II 25 30 35
III, IV 15 20 *
V 10 * *
CHÚ THÍCH: (*) Khoảng cách giới hạn này phải được xác định theo luận chứng kỹ thuật riêng.

G.1.3 Đối với nhà sản xuất

a) Khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ làm việc xa nhất trong gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất (lối ra trực tiếp bên ngoài hoặc buồng thang bộ) phài phù hợp với Bảng G.3. Đối với các gian phòng có diện tích lớn hơn 1 000 m2 thì khoảng cách cho trong Bảng G.3 bao gồm cả chiều dài của đường đi theo hành lang để đến lối ra.

b) Khoảng cách giới hạn cho phép trong Bảng G3 với các trị số trung gian của khối tích của gian phòng được xác định bằng nội suy tuyến tính.

c) Khoảng cách giới hạn cho phép trong Bảng G3 được thiết lập cho các gian phòng có chiều cao đến 6,0 m. Khi chiều cao gian phòng lớn hơn 6,0 m, thì khoảng cách này được tăng lên như sau: khi chiều cao gian phòng đến 12,0 m thì tăng thêm 20 %; đến 18,0 m thì tăng thêm 30 %; đến 24,0 m thì tăng thêm 40 %, nhưng không được lớn hơn 140,0 m đối với gian phòng có hạng A, B và không lớn hơn 240,0 m đối với gian phòng có hạng C.

Bảng G.3 – Khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ làm việc xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất của nhà sản xuất

Khối tích của gian phòng (1000 m3) Hạng của gian phòng Bậc chịu lửa của nhà Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà Khoảng cách (m) khi mật độ dòng người thoát nạn trên lối đi chung (người/m2) là
Đến 1 Từ lớn hơn 1 đến 3 Từ lớn hơn 3 đến 5
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Đến 15 A, B I, II, III, IV S0 40 25 15
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 100 60 40
III, IV S1 70 40 30
V S2, S3 50 30 20
30 A, B I, II, III, IV S0 60 35 25
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 145 85 60
III, IV S1 100 60 40
40 A, B I, II, III, IV S0 80 50 35
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 160 95 65
III, IV S1 110 65 45
50 A, B I, II, III, IV S0 120 70 50
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 180 105 75
III, IV S1 160 95 65
Bằng và lớn hơn 60 A, B I, II, III, IV S0 140 85 60
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 200 110 85
III, IV S1 180 105 75
Bằng và lớn hơn 80 C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 240 140 100
III, IV S1 200 110 85
Không phụ thuộc vào khối tích C4, D I, II, III, IV S0 Không hạn chế Không hạn chế Không hạn chế
III, IV S1 160 95 65
V Không quy định 120 70 50
Không phụ thuộc vào khối tích E I, II, III, IV S0, S1 Không hạn chế Không hạn chế Không hạn chế
IV, V S2, S3 160 95 65
CHÚ THÍCH: Mật độ dòng người thoát nạn được xác định bằng tỉ số giữa tổng số người phải thoát nạn theo đường thoát nạn và diện tích của đường thoát nạn đó

d) Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng xa nhất có diện tích không lớn hơn 1 000 m2 của nhà sản xuất đến lối ra thoát nạn gần nhất (ra ngoài hoặc vào buồng thang bộ) phải phù hợp với Bảng G.4.

G.2 Chiều rộng của lối ra thoát nạn

G.2.1 Đối với nhà công cộng

a) Chiều rộng của một lối ra thoát nạn, từ hành lang vào buồng thang bộ, cũng như chiều rộng bản thang phải được xác định theo số lượng người cần thoát nạn qua lối ra thoát nạn đó và định mức người thoát nạn tính cho 1 mét chiều rộng lối ra (cửa ra). Tùy theo bậc chịu lửa của nhà định mức này được lấy không vượt quá các giá trị sau:

– Nhà có bậc chịu lửa I, II không được lớn hơn 165 người/m.

– Nhà có bậc chịu lửa III, IV không được lớn hơn 115 người/m.

– Nhà có bậc chịu lửa V không được lớn hơn 80 người/m.

Bảng G.4 – Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng sản xuất có diện tích đến 1 000 m2 tới lối ra thoát nạn gần nhất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phụ lục H – QCVN 06:2020/BXD Một số quy định về số tầng giới hạn (chiều cao cho phép) và…

Phụ lục D – QCVN 06:2020/BXD Các quy định bảo vệ chống khói cho nhà và…

Phụ lục C – QCVN 06:2010/BXD Phân hạng nhà và các gian phòng theo tính…

Vị trí cửa ra của gian phòng Hạng của gian phòng Bậc chịu lửa của nhà Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà Khoảng cách đi theo hành lang (m) từ cửa gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất, khi mật độ dòng người thoát nạn trên lối đi chung (người/m2) là
Đến 2 Từ lớn hơn 2 đến 3 Từ lớn hơn 3 đến 4 Từ lớn hơn 4 đến 5
Ở giữa hai lối ra thoát nạn A, B I, II, III, IV S0 60 50 40 35
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 120 95 80 65
III, IV S1 85 65 55 45
Không quy định S2, S3 60 50 40 35
C4, D, E I, II, III, IV S0 180 140 120 100
C4, D, E III, IV S1 125 100 85 70
Không quy định S2, S3 90 70 60 50
Đi vào hành lang cụt Không phụ thuộc vào hạng I, II, III, IV S0 30 25 20 15
III, IV S1 20 15 15 10
Không quy định S2, S3 15 10 10 8

b) Để tính toán chiều rộng lối thoát nạn của các nhà thuộc trường học phổ thông, trường học nội trú và các khu nội trú của trường, cần xác định số lượng người lớn nhất đồng thời có mặt trên một tầng từ số lượng người lớn nhất của các phòng học, của các phòng dạy nghề và của các phòng ngủ cũng như các gian thể thao, hội nghị, giảng đường nằm trên tầng đó (Xem mục G.3, Bảng G.9).

c) Chiều rộng của các cửa ra từ các phòng học với số lượng học sinh lớn hơn 15 người, không được nhỏ hơn 0,9 m.

d) Chiều rộng của một lối ra thoát nạn từ các gian phòng không có ghế ngồi cho khán giả phải xác định theo số lượng người cần thoát nạn qua lối ra đó theo Bảng G.5, nhưng không được nhỏ hơn 1,2 m ở các gian phòng có sức chứa hơn 50 người.

e) Chiều rộng của các lối đi thoát nạn chính trong một gian phòng thương mại phải lấy như sau:

– Không nhỏ hơn 1,4 m khi diện tích thương mại không lớn hơn 100 m2.

– Không nhỏ hơn 1,6 m khi diện tích thương mại lớn hơn 100 m2 và không lớn hơn 150 m2.

– Không nhỏ hơn 2,0 m khi diện tích thương mại lớn hơn 150 m2 và không lớn hơn 400 m2.

– Không nhỏ hơn 2,5 m khi diện tích thương mại lớn hơn 400 m2.

f) Số lượng người trên 1 m chiều rộng đường thoát nạn từ các khán đài của các công trình thể thao và biểu diễn ngoài trời phải phù hợp với Bảng G.6.

Bảng G.5 – Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn của các gian phòng không có ghế ngồi cho khán giả của nhà công cộng

Loại sử dụng của gian phòng Bậc chịu lửa của nhà Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn trong các gian phòng có khối tích (nghìn m3)
Đến 5 Từ lớn hơn 5 đến 10 Lớn hơn hoặc bằng 10
1- Các gian phòng thương mại khi diện tích của các lối đi thoát nạn chính không nhỏ hơn 25 % diện tích của gian phòng; Các phòng ăn và phòng đọc khi mật độ dòng người trong mỗi lối đi chính không lớn hơn 5 người/m2. I, II 165 220 275
III, IV 115 155 *
V 80 * *
2- Các gian phòng thương mại khi diện tích của các lối đi thoát nạn chính nhỏ hơn 25 % diện tích của gian phòng;

– Các gian phòng khác.

I, II 75 100 125
III, IV 50 70 *
V 40 * *
CHÚ THÍCH: (*) Số lượng người tối đa trên 1 m chiều rộng của lối ra thoát nạn phải được xác định theo luận chứng kỹ thuật riêng.

G.2.2 Đối với nhà sản xuất

a) Chiều rộng của một lối ra thoát nạn từ một gian phòng phải xác định theo số lượng người cần thoát nạn qua lối ra đó và theo số lượng người trên 1 m chiều rộng của lối ra thoát nạn phù hợp với Bảng G.7 sau, nhưng không nhỏ hơn 0,9 m.

Số lượng người trên 1 m chiều rộng của một lối ra thoát nạn đối với các trị số trung gian của khối tích của nhà được xác định bằng nội suy.

Số lượng người trên 1 m chiều rộng của một lối ra thoát nạn từ các gian phòng có chiều cao lớn hơn 6 m được tăng lên như sau: tăng lên 20 % khi chiều cao nhà là 12 m; tăng lên 30 % khi chiều cao nhà là 18 m và lên 40 % khi chiều cao nhà là 24 m. Khi chiều cao nhà là các trị số trung gian thì số lượng người trên 1 m chiều rộng của một lối ra thoát nạn được xác định nội suy.

Bảng G.6 – Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của đường thoát nạn từ khán đài của các công trình thể thao, biểu diễn ngoài trời

Bậc chịu lửa của công trình Số lượng người tối đa trên 1 m chiều rộng của đường thoát nạn
Theo các cầu thang bộ của các lối đi chính của khán đài Đi qua cửa ra từ các lối đi chính của khán đài
Đi xuống Đi lên Đi xuống Đi lên
I, II 600 825 620 1 230
III, IV 420 580 435 860
V 300 415 310 615
CHÚ THÍCH: Số lượng tổng cộng người thoát nạn đi qua một cửa ra thoát nạn không được vượt quá 1.500 người, khi khán đài có bậc chịu lửa I, II. Khi khán đài có bậc chịu lửa là bậc III, thì tổng số người đi qua phải giảm xuống 30 % và ở bậc IV, bậc V thì phải giảm xuống 50 %.

Bảng G.7 – Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn từ một gian phòng của nhà sản xuất

Khối tích của gian phòng (nghìn m3) Hạng của gian phòng Bậc chịu lửa của nhà Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà Số lượng người tối đa trên 1m chiều rộng của lối ra thoát nạn từ một gian phòng (người)
(1) (2) (3) (4) (5)
Đến 15 A, B I, II, III, IV S0 45
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 110
III, IV S1 75
Không quy định S2, S3 55
30 A, B I, II, III, IV S0 65
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 155
III, IV S1 110
40 A, B I, II, III, IV S0 85
C1 , C2, C3 I, II, III, IV S0 175
III, IV S1 120
50 A, B I, II, III, IV S0 130
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 195
III, IV S1 135
Bằng và lớn hơn 60 A, B I, II, III, IV S0 150
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 220
III, IV S1 155
Bằng và lớn hơn 80 C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 260
III, IV S1 220
Không phụ thuộc vào khối tích C4, D I, II, III, IV S0 260
III, IV S1 180
Không quy định S2, S3 130
Không phụ thuộc vào khối tích E Không quy định

b) Chiều rộng của một lối ra thoát nạn từ hành lang ra bên ngoài hoặc vào một buồng thang bộ, phải xác định theo tổng số người cần thoát nạn qua lối ra đó và theo định mức số người trên 1 m chiều rộng của lối ra thoát nạn phù hợp với Bảng G.8 nhưng không nhỏ hơn 0,9 m.

Bảng G.8 – Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn từ hành lang của nhà sản xuất

Hạng của gian phòng có nguy hiểm cháy cao nhất có lối ra thoát nạn đi vào hành lang Bậc chịu lửa của nhà Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà Số lượng người tối đa trên 1m chiều rộng của lối ra thoát nạn từ hành lang (người)
A, B I, II, III, IV S0 85
C1, C2, C3 I, II, III, IV S0 173
IV S1 120
Không quy định S2, S3 85
C4, D, E I, II, III, IV S0 260
IV S1 180
Không quy định S2, S3 130

G.3 Xác định số lượng người lớn nhất trong ngôi nhà hoặc trong một phần của nhà

Số lượng người lớn nhất trong một gian phòng, một tầng hoặc của ngôi nhà là số lượng người lớn nhất theo thiết kế được duyệt. Khi thiết kế không chỉ rõ giá trị này, số lượng người lớn nhất được tính bằng diện tích sàn của phòng, của tầng hoặc của ngôi nhà chia cho hệ số không gian sàn (m2/người) nêu tại Bảng G.9.

CHÚ THÍCH: “Diện tích sàn” ở đây không kể diện tích của cầu thang bộ, thang máy, khu vệ sinh và các phần phụ trợ khác.

Bảng G.9 – Hệ số không gian sàn (a)

TT Không gian sử dụng (b) (c) Hệ số không gian sàn (m2/người)
(1) (2) (3)
1 Khu vực vui chơi có mái che, hội trường, nơi đông người, câu lạc bộ, sàn nhảy, quầy Bar, Karaoke và các khu tương tự 1,0
2 Sảnh lớn, sảnh thông tầng, khu tiếp đón, khu khách chờ, … 3,0
3 Phòng họp, phòng khách, phòng hội thảo, phòng ăn, phòng đọc, phòng học, căng-tin,… 1,5
4 Nhà chợ, trung tâm thương mại, siêu thị 3,0
5 Phòng triển lãm hoặc trường quay (phim, thu phát sóng, truyền hình, ghi âm) 1,5
6 Các cửa hàng mua bán, dịch vụ: bách hóa, dịch vụ cắt, uốn tốc, giặt là, sửa chữa hoặc tương tự 3,0
7 Phòng trưng bày nghệ thuật, khu trưng bày sản phẩm, bảo tàng hoặc các khu tương tự 5,0
8 Văn phòng 6,0
9 Các cửa hàng bán đồ nội thất lớn như bàn ghế, đồ trải sàn, … 7,0
10 Nhà bếp hoặc thư viện 7,0
11 Phòng ngủ hoặc phòng ngủ kết hợp phòng học 8,0
12 Phòng khách, phòng giải trí 10,0
13 Kho hoặc nơi chứa đồ 30,0
14 Nhà để xe ôtô 2 người/ô để xe
CHÚ THÍCH:

(a) Nếu không sử dụng các giá trị trong bảng trên thì có thể xác định hệ số không gian sàn theo số liệu thực tế lấy từ công trình tương tự. Trong trường hợp này, các số liệu cần phải phản ánh mật độ sinh hoạt trung bình tại thời điểm cao nhất trong năm.

(b) Khi một đối tượng không thuộc không gian sử dụng được nêu ở trên thì có thể lựa chọn giá trị phù hợp từ một đối tượng tương tự.

(c) Nếu một khu vực nhà được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau thì cần áp dụng hệ số cho số lượng người lớn nhất. Nếu ngôi nhà có nhiều khu vực sử dụng khác nhau thì mỗi khu vực cần được tính toán với hệ số không gian tương ứng cho khu vực đó.

Phụ Lục H – QCVN 06:2020/BXD Một Số Quy Định Về Số Tầng Giới Hạn (Chiều Cao Cho Phép) Và Diện Tích Khoang Cháy Của Nhà