Phụ lục E

Yêu cầu về khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các nhà và công trình

E.1 Đối với nhà ở, công trình công cộng và nhà phụ trợ của các cơ sở công nghiệp

Khoảng cách phòng cháy chống cháy (PCCC) giữa các nhà ở, công trình công cộng và nhà phụ trợ của các cơ sở công nghiệp lấy theo Bảng E.1.

Khoảng cách PCCC từ nhà ở, công trình công cộng, nhà phụ trợ có bậc chịu lửa I và II đến các ngôi nhà sản xuất và gara có bậc chịu lửa I và II phải không nhỏ hơn 9 m; đến các ngôi nhà sản xuất có mái với lớp cách nhiệt bằng chất liệu Polyme hoặc vật liệu cháy phải không nhỏ hơn 15 m.

Bảng E.1 – Khoảng cách PCCC giữa các nhà ở, công trình công cộng và nhà phụ trợ của các cơ sở công nghiệp

Bậc chịu lửa của ngôi nhà thứ nhất Khoảng cách, m, đến ngôi nhà thứ hai có bậc chịu lửa
I, II III IV, V
I, II 6 8 10
III 8 8 10
IV, V 10 10 15
CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách giữa các ngôi nhà và công trình là khoảng cách thông thủy giữa các bức tường hoặc các kết cấu bên ngoài của chúng. Trong trường hợp các kết cấu của ngôi nhà hoặc công trình làm bằng những vật liệu cháy lồi ra hơn 1 m thì phải lấy khoảng cách giữa các kết cấu này.

CHÚ THÍCH 2: Khoảng cách giữa các bức tường không có lỗ cửa sổ cho phép lấy nhỏ hơn 20 % ngoại trừ các ngôi nhà có bậc chịu lửa IV và V.

CHÚ THÍCH 3: Đối với các nhà 2 tầng có kết cấu khung và tấm với bậc chịu lửa V, cũng như các nhà được lợp bằng vật liệu cháy thì khoảng cách PCCC cần phải tăng thêm 20 %.

CHÚ THÍCH 4: Khoảng cách giữa các ngôi nhà có bậc chịu lửa I và II được phép nhỏ hơn 6 m, nếu các bức tường của ngôi nhà cao hơn nằm đối diện với ngôi nhà khác là các tường ngăn cháy.

CHÚ THÍCH 5: Không quy định khoảng cách giữa các nhà ở, cũng như giữa các nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt khác khi tổng diện tích đất xây dựng (gồm cả diện tích đất không xây dựng giữa chúng) không vượt quá diện tích tầng cho phép lớn nhất trong phạm vi của một khoang cháy (xem Phụ lục H, nhà nhóm F.1, F.2).

E.2 Đối với các nhà và công trình công nghiệp

Khoảng cách PCCC giữa các nhà và các công trình công nghiệp phụ thuộc vào bậc chịu lửa và hạng sản xuất của chúng phải không nhỏ hơn giá trị trong Bảng E.2.

E.3 Các trường hợp khoảng cách PCCC được lấy nhỏ hơn quy định

Khoảng cách PCCC từ một ngôi nhà đến các ngôi nhà và công trình xung quanh, có thể lấy nhỏ hơn các quy định nêu trong mục E.1 (Bảng E.1) và trong mục E.2 (Bảng E.2) khi được sự chấp thuận của cơ quan PCCC có thẩm quyền và thực hiện theo các quy định sau:

Bảng E.2 – Khoảng cách PCCC giữa các nhà và công trình công nghiệp

Bậc chịu lửa của ngôi nhà thứ nhất Khoảng cách, m, đến ngôi nhà thứ hai có bậc chịu lửa
I, II III IV, V
I, II – Đối với các nhà và công trình thuộc hạng sản xuất D và E: không quy định.

– Đối với nhà và công trình thuộc hạng sản xuất A, B và C: 9 m (xem thêm Chú thích 3).

9 12
III 9 12 15
IV và V 12 15 18
CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách nhỏ nhất giữa các ngôi nhà và công trình là khoảng cách thông thủy giữa các bức tường hoặc kết cấu bên ngoài của chúng. Trong trường hợp ngôi nhà hoặc công trình có phần kết cấu làm bằng những vật liệu cháy lồi ra hơn 1 m thì khoảng cách nhỏ nhất phải lấy là khoảng cách giữa các kết cấu này.

CHÚ THÍCH 2: Không quy định khoảng cách giữa các ngôi nhà sản xuất và công trình công nghiệp trong những trường hợp sau:

a) Nếu tổng diện tích mặt sàn của từ 2 ngôi nhà trở lên có bậc chịu lửa III, IV không vượt quá diện tích cho phép tầng lớn nhất trong phạm vi một khoang cháy (Phụ lục H).

b) Nếu như tường của ngôi nhà hay công trình cao hơn hoặc rộng hơn, quay về phía một công trình khác là bức tường ngăn cháy.

c) Nếu các ngôi nhà và công trình có bậc chịu lửa III không phụ thuộc vào độ nguy hiểm cháy theo hạng sản xuất của chúng có các bức tường đứng đối diện là tường đặc hoặc tường có lỗ được xây kín bằng gạch block kính (hoặc kính có cốt) với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 1 giờ.

CHÚ THÍCH 3: Khoảng cách đã cho đối với những ngôi nhà và công trình có bậc chịu lửa I, II, thuộc hạng sản xuất A, B, C, được giảm từ 9 m xuống còn 6 m khi đáp ứng một trong những điều kiện sau:

a) Ngôi nhà và công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động.

b) Tải trọng riêng làm bằng các chất cháy trong các ngôi nhà thuộc hạng sản xuất C nhỏ hơn hoặc bằng 10 kg tính trên 1 m2 diện tích tầng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phụ lục H – QCVN 06:2010/BXD Một số quy định về số tầng giới hạn (chiều cao cho phép) và…

Phụ lục D – QCVN 06:2020/BXD Các quy định bảo vệ chống khói cho nhà và…

Phụ lục C – QCVN 06:2010/BXD Phân hạng nhà và các gian phòng theo tính…

E.3. Các trường hợp khoảng cách PCCC được lấy nhỏ hơn quy định

Khoảng cách PCCC từ một ngôi nhà đến các ngôi nhà và công trình xung quanh, có thể lấy nhỏ hơn các quy định nêu trong mục E.1 (Bảng E 1) và trong mục E.2 (Bảng E 2) khi được sự chấp thuận của cơ quan PCCC có thẩm quyền và thực hiện theo các quy định sau:

a) Khoảng cách PCCC của ngôi nhà được xác định trong trường hợp này là khoảng cách từ ngôi nhà đến đường ranh giới khu đất của ngôi nhà (không phải khoảng cách đến một ngôi nhà khác ở khu đất bên cạnh).

CHÚ THÍCH: Đường ranh giới khu đất của ngôi nhà có thể là đường nằm trùng hoặc song song với một cạnh của ngôi nhà hoặc hợp với một cạnh của ngôi nhà một góc nhỏ hơn 80º.

b) Cho phép tường ngoài của ngôi nhà cách đường ranh giới khu đất của nhà trong phạm vi từ 0 mét đến nhỏ hơn 1,0 m; với các điều kiện sau:

– Tường ngoài phải là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I và II; và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 45) đối với nhà có bậc chịu lửa III và IV.

– Bề mặt ngoài của tường ngoài không được sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn các nhóm Ch1 và LT1.

c) Nếu tường ngoài của ngôi nhà cách đường ranh giới khu đất của nhà một khoảng lớn hơn 1,0 m thì cho phép bố trí , cấu tạo một số phần diện tích của bề mặt tường ngoài có tính chịu lửa thấp hơn yêu cầu đối với một tường ngăn cháy và được gọi là phần diện tích không được bảo vệ chống cháy của tường. Diện tích cho phép lớn nhất của phần không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài được quy định phụ thuộc vào khoảng cách của tường ngoài đó đến đường ranh giới khu đất của nhà, và được quy định tại Bảng E.3.

CHÚ THÍCH: Phần không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài thường là các phần sau:

– Các cửa (cửa đi, cửa sổ,…) không đáp ứng yêu cầu là các cửa ngăn cháy trong tường ngăn cháy.

– Các phần tường có giới hạn chịu lửa thấp hơn giới hạn chịu lửa của tường ngăn cháy tương ứng.

– Các phần tường mà bề mặt ngoài có sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy bằng và cao hơn các nhóm Ch2 và LT2.

Bảng E.3 – Khoảng cách từ tường ngoài của nhà (hoặc khoang cháy) đến đường ranh giới khu đất xác định theo diện tích vùng bề mặt không được bảo vệ chống cháy của tường đó

Khoảng cách nhỏ nhất giữa mặt bên của ngôi nhà tới đường ranh giới khu đất, m Tỷ lệ diện tích lớn nhất của các vùng bề mặt không được bảo vệ chống cháy so với tổng diện tích bề mặt tường đối diện với ranh giới khu đất, %
Nhà ở, công trình công cộng, nhà phụ trợ của các cơ sở công nghiệp Nhà và công trình công nghiệp, nhà kho
1,0 1,0 4,0
1,5 2,0 8,0
3,0 4,0 20,0
6,0 8,0 40,0
CHÚ THÍCH 1: Khi tính toán xác định diện tích lớn nhất của bề mặt không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài, có thể bỏ qua không tính các vùng sau:– Vùng có diện tích nhỏ hơn 1 m2 và khoảng cách đến bất kì một vùng không được bảo vệ chống cháy khác phải không nhỏ hơn 4 m.

– Vùng không được bảo vệ chống cháy có diện tích nhỏ hơn 0,1 m2 và khoảng cách đến bất kỳ một vùng không được bảo vệ chống cháy khác phải không nhỏ hơn 1,5 m.

– Vùng tường ngoài của một cầu thang bộ có buồng thang và các tường bên trong của buồng thang đảm bảo yêu cầu ngăn cháy tương ứng với bậc chịu lửa của nhà.

– Vùng bề mặt ngoài của tường ngoài có sử dụng vật liệu với tính nguy hiểm cháy bằng và cao hơn các nhóm Ch2 và LT2 thì diện tích không được bảo vê chống cháy được lấy bằng 1/2 diện tích của vùng đó.

CHÚ THÍCH 2: Các giá trị trung gian có thể xác định bằng cách nội suy.

Phụ Lục F – QCVN 06:2020/BXD Giới Hạn Chịu Lửa Danh Định Của Một Số Cấu Kiện Kết Cấu